Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đưa văn hóa dân tộc thành “đặc sản” văn hóa du lịch của người Tày Na Hối

TÔ DUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hướng tới mục tiêu hướng tới mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, của Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thị trấn Bắc Hà đã thành lập ra các đội văn nghệ, câu lạc bộ dân ca, dân vũ để gìn giữ điệu xòe truyền thống, biến thành "đặc sản" văn hóa thu hút du lịch, phát triển kinh tế.

Là một trong những địa phương có đông đồng bào Tày quần cư, xã Na Hối có đầy đủ những đặc trưng riêng có của người Tày từ ngôi nhà, lời ăn tiếng nói, trang phục đến các phong tục văn hóa. Trong đó ấn tượng nhất phải kể đến những điệu múa của người Tày. Mong muốn gìn giữ nét duyên của dân tộc, các bản người Tày của Bắc Hà ở các xã Na Hối, Tà Chải, Trung Đô, thị trấn Bắc Hà đã thành lập ra các đội văn nghệ, câu lạc bộ dân ca, dân vũ để gìn giữ điệu xòe truyền thống.

Còn nhớ cuối tuần vừa qua, tôi có dịp hòa dòng người đến với chợ đêm Bắc Hà. Cùng với những điệu múa, lời ca hiện đại, những điệu xòe truyền thống, tiếng đàn tính của người Tày khiến du khách đắm say. Sau buổi biểu diễn, tôi đến tìm các nghệ nhân múa xòe thì được biết đó là thành viên của Câu lạc bộ dân ca, dân vũ xã Na Hối. Câu lạc bộ có 20 thành viên gồm cả nam và nữ, người đàn, người hát, người múa, người đánh trống, người thổi kèn.

Bà Vàng Thị Thí, thôn Na Hối Tày, xã Na Hối năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng lời nói, động tác rất nhanh nhẹn. Khuôn miệng luôn nở nụ cười tươi rói. Nghe các thành viên trong câu lạc bộ giới thiệu bà Thí là tay trống cừ khôi, tôi lấy làm thú vị, vì trước giờ chỉ thấy nam giới đánh trống, chứ hiếm khi thấy nữ giới đảm nhiệm.

Bà Thí dừng tay trống bảo: Với người Tày, múa xòe, hát dân ca Tày, chơi đàn tính, đánh trống “ngấm” vào máu rồi. Xưa kia, cuộc sống khổ cực, lầm than, người Tày cổ sáng tác ra các làn điệu xòe, múa, hát để thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Giờ đây, cuộc sống mới đã hạnh phúc, ấm no rồi, những thanh âm, làn điệu ấy vẫn được duy trì để ngợi ca những điều tốt đẹp và làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho mỗi người, mỗi cộng đồng dân cư.

Nói rồi bà Thí gọi mấy chị em trong đội “chiêu đãi” tôi đặc sản cây nhà, lá vườn. Hòa theo tiếng đàn tính, tiếng trống, các nghệ nhân mềm mại, uyển chuyển trong điệu xòe, lời hát vang lên đầy sâu lắng:

“Không xòe lúa không ra bông/

 Không xòe quả không đậu trái/

Xòe, xòe thì lúa mới trĩu bông/

Xòe, xòe thì quả mới đậu trái…”.

Trên nền nhạc của đàn tính, trống kèn là những điệu múa mềm mại nhưng đầy khỏe khoắn của các sơn nữ. Điệu múa này thường được biểu diễn trong ngày hội xuống đồng cầu cho mưa thuận gió, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Đưa văn hóa dân tộc thành “đặc sản” văn hóa du lịch của người Tày Na Hối - ảnh 1
Điệu xòe là niềm tự hào của văn hóa Tày. Người Tày ở Na Hối luôn mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc độc đáo này. 

Theo các cụ cao niên ở làng Tày Na Hối, xòe Tày có từ rất lâu đời, là sinh hoạt văn hóa, tinh thần không thể thiếu của cộng đồng người Tày trong những dịp tết đến xuân về, các dịp lễ hội, cầu mùa. Hiện, trong các bản làng của người Tày Na Hối vẫn còn lưu giữ rất nhiều điệu xòe cổ, như: Xòe khăn, xòe đập lúa, xòe chiêng, xòe mò cá, xòe nón, xòe quạt... Mỗi điệu đều có những nét đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều gắn với đời sống lao động sản xuất của đồng bào nơi đây.

Cách đây hơn 100 năm, khi người Pháp lên xây dựng những đội xòe cho dinh Hoàng A Tưởng, họ vô tình mang theo những nhịp của điệu valse vào xòe. Từ đó, điệu xòe của người Tày ở Bắc Hà mang một hơi thở riêng. Xòe mang đến tiếng cười cho bản làng, thôn, xóm, giúp mọi người quên nhọc nhằn trong lao động, sống vui vẻ, lạc quan hơn.

Điệu xòe là niềm tự hào của văn hóa Tày. Người Tày ở Na Hối luôn mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc độc đáo này. Ngoài việc biểu diễn phục vụ bà con nhân dân địa phương, câu lạc bộ còn tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa lớn của huyện, tỉnh nhằm quảng bá văn hóa Tày.

Chị Lâm Thị Sướng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ dân ca, dân vũ xã Na Hối cho biết: “Văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Nhiều bạn trẻ không biết, hoặc không mặn mà tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc. Để lan tỏa nét đẹp văn hóa Tày, chị Sướng cùng các thành viên trong câu lạc bộ tích cực lan tỏa văn hóa dân tộc bằng cách truyền dạy cho con, cháu và nay là chắt các điệu xòe truyền thống của dân tộc mình”.

Đặc biệt, những năm gần đây, điệu xòe Tày không chỉ là hoạt động văn hóa tinh thần của người dân mà còn trở thành sản phẩm du lịch được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Các khu du lịch, nhà nghỉ homestay còn kết nối với đội văn nghệ quần chúng biểu diễn phục vụ “thượng đế”. Đây được coi là hướng đi mới vừa lồng gắn việc bảo tồn, phát huy truyền thống dân tộc, vừa đảm bảo phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

Trao tặng Nhà lớp học cho điểm Trường Mầm non Minh Thắng, Hà Giang

(PNTĐ) - Vừa qua, tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khánh thành và trao tặng nhà lớp học điểm Trường Mầm non Minh Thắng, xã Việt Vinh. Đây là công trình điểm trường vùng cao được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tài trợ 400 triệu đồng kinh phí để xây dựng.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".