Nhanh chóng biến Nghị quyết thành hiện thực

Chia sẻ

Sau Đại hội XIII của Đảng, làm thế nào để chuyển những mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong các văn bản nghị quyết đại hội trở thành những hành động cụ thể, không chỉ là quyết tâm của các cấp chính quyền, mà còn là sự trông đợi của người dân. Bởi chỉ khi những quyết sách nhanh chóng đi vào cuộc sống mới mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Bài 1: Không để cái đúng, cái hay của Nghị quyết nằm trên giấy

Biến những quyết định của đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế, thành của cải vật chất, mang lại sự giàu có và hạnh phúc cho nhân dân, không để cái đúng, cái hay nằm trên giấy… là yêu cầu cấp thiết khi triển khai đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Quận Nam Từ Liêm đã thành công trong khâu đột phá cải cách thủ tục hành chính đề ra trong Nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2020.Quận Nam Từ Liêm đã thành công trong khâu đột phá cải cách thủ tục hành chính đề ra trong Nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2020.

Cụ thể hóa chương trình hành động

Muốn hiện thực hóa nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phải biến lời nói thành hành động, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã chia sẻ khi bàn về vấn đề thực hiện nghị quyết sau đại hội. Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, một thực tế thường thấy ở nhiều nhiệm kỳ là khi học Nghị quyết thì rất tốt, rất hay nhưng khi thực hiện lại có biểu hiện chây ì. Do đó, trước hết cần phải thống nhất nhận thức, quan điểm, tuyên truyền làm sao để cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân đều hiểu đúng những mục tiêu, quyết sách lớn của Đảng. Khi nhận thức đúng đắn thì mới chuyển hóa thành hành động đúng đắn.

Việc các cấp ủy đảng phải cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, có sự đổi mới, sáng tạo trong cách thực hiện Nghị quyết là yếu tố quyết định hàng đầu. Kết quả thực hiện Nghị quyết thành công nhiệm kỳ qua trong khâu đột phá về cải cách hành chính tại quận Nam Từ Liêm trở thành một điểm sáng của TP Hà Nội là một minh chứng điển hình. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất nhiệm kỳ 2015-2020 của quận, cải cách hành chính là 1 trong những khâu đột phá được đề ra. Nhanh chóng sau đó, các chương trình, hành động đã được hiện thực hóa.

Đến năm 2018, 100% các quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại quận Nam Từ Liêm được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (theo tiêu chuẩn ISO 9000:2008) với 161 thủ tục hành chính được cấp ở mức độ 3, 19 thủ tục hành chính được cấp ở mức độ 4 (năm 2019, tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến mức độ 3 đạt 98,67%, mức độ 4 đạt 20%), rút ngắn thời gian giải quyết 50 thủ tục hành chính so với quy định ở 8 lĩnh vực. Chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ tại cơ quan quận đạt 90%. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,99%, trong đó 20% hồ sơ được giải quyết trước thời hạn. Chỉ số cải cách hành chính 4 năm liên tục đứng tốp đầu TP, 2 năm (2017, 2018) đứng đầu TP.

Dù mới được thành lập ngày 27/12/2013 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/2014, nhưng quận Nam Từ Liêm là 1 đơn vị đầu tiên của TP Hà Nội triển khai thực hiện mô hình "Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm". Sau thời gian triển khai thực hiện, quận đã được TP liên tục đánh giá là 1 trong 3 đơn vị đi đầu trong 30 quận huyện về cải cách hành thủ tục hành chính.

Công tác quản lý, điều hành của UBND từ quận đến cơ sở được đổi mới theo phương châm "5 biết": Biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi, biết cảm ơn; "5 rõ": Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả; "3 không": Không chậm trễ giải quyết hồ sơ và công việc, không sách nhiễu, phiền hà nhân dân, không để tổ chức và nhân dân đi lại nhiều lần.

Từ đó, trách nhiệm của người đứng đầu được đề cao, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền theo hướng phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động. Nhiều nội dung theo định hướng giai đoạn 2016-2020 của thành phố, quận đều hoàn thành đúng hạn và trước thời hạn.

Đặc biệt, quận có sáng kiến trong việc cải thiện sự hài lòng của nhân dân, trong đó gửi "Thư xin lỗi" đối với các tổ chức, cá nhân khi chậm giải quyết thủ tục hành chính; gửi “Thư cảm ơn”, “Thư chúc mừng”… đối với tổ chức, cá nhân khi giải quyết các công việc có liên quan đến chính quyền. Sáng kiến này đã được UBND TP đánh giá cao và đang giao cho Sở Nội vụ, Sở Văn hóa nghiên cứu để triển khai nhân rộng trên toàn TP.

Thực tiễn cũng cho thấy, nhìn rõ những khó khăn, thách thức, bên cạnh những thời cơ thuận lợi để xây dựng các chương trình hành động cụ thể. Từ đó đề ra các giải pháp thực hiện, bám sát vào thực tiễn để thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao.

Dẫn chứng ở phường Mễ Trì, được xác định là phường trung tâm của quận Nam Từ Liêm, là nơi thường xuyên diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước, sự kiện mang tầm cỡ của đất nước và khu vực. Trong nhiệm kỳ qua, trong công tác cải cách hành chính, phường đã thực hiện tốt "Chính quyền, công sở thân thiện, trách nhiệm" với kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 99,89%.

Theo ông Nguyễn Khắc Vững, Bí thư Đảng ủy phường Mễ Trì, nhiệm kỳ 2015-2020, phường đối diện với những thách thức tác động đến an ninh-xã hội trên địa bàn. Năm 2014, thời điểm phường thành lập, việc điều chỉnh địa giới đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử cho sự chuyển đổi từ thôn lên tổ dân phố, từ xã lên phường, theo đó xuất hiện nhiều khó khăn như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế chưa theo kịp nếp sống đô thị; Cơ chế làm việc mới áp dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Phường là cửa ngõ Thủ đô nên rất phức tạp trong xử lý trật tự văn minh đô thị. Quá trình đô thị hóa diễn ra trên địa bàn với tốc độ quá nhanh, sức ép về công tác giải phóng mặt bằng, dân số cơ học tăng nhanh do nhiều tòa nhà cao tầng, chưng cư mới được hình thành, quản lý đô thị và nhiều vấn đề dân sinh bức xúc nảy sinh phải giải quyết. Phường cũng đang trong quá trình chuyển đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, có sự đan xen giữa yếu tố mới, cũ, nhiều thiết chế văn hóa còn thiếu...

Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, thách thức, phường đã xây dựng những chương trình hành động bám sát thực tiễn để triển khai hiệu quả và đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Rút kinh nghệm thành công đó, nhiệm kỳ 2020-2025, cũng trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và thách thức, phường đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, trong đó chú trọng đặc biệt khâu đột phá nâng cao chất lượng cán bộ từ phường đến tổ dân phố (TDP), cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường sự phối hợp trong triển khai mọi nhiệm vụ. Ngay sau đại hội, phường đã nhanh chóng cụ thể hóa các chương trình hành động đưa vào thực hiện.

Không để tình trạng nói không đi đôi với làm

Về vấn đề đưa Nghị quyết vào cuộc sống, tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Nghị quyết và các Văn kiện đại hội đã có. Điều quan trọng là đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, là tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả. Làm sao để khắc phục tình trạng Nghị quyết thì đúng, thì hay nhưng chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít…

Theo chuyên gia chính trị học, Tiến sĩ Tống Đức Thảo, Phó Tổng biên tập Tạp chí Lý luận chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có một vấn đề vẫn tồn tại lâu nay qua các kỳ Đại hội là khâu đưa Nghị quyết vào cuộc sống luôn chậm hơn so với yêu cầu của thực tiễn và mong muốn của chúng ta. Điều này Đảng ta đã nhận thấy và luôn tìm cách để khắc phục tình trạng này.

Tiến sĩ Tống Đức Thảo cho rằng để Nghị quyết Đại hội XIII thực sự đi vào cuộc sống, sau Hội nghị trực tuyến, mỗi đảng bộ, chi bộ cơ sở, mỗi đảng viên phải có chương trình hành động cụ thể để hiện thực hóa những mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước hùng cường mà Đại hội đã đề ra.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cũng đã khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” rằng: Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII chỉ là bước đầu, điều quan trọng là phải sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội vào thực tiễn cuộc sống, nói đi đôi với làm, thấm nhuần sâu sắc lời Bác Hồ dạy “kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần”.

Vì vậy, ngay sau hội nghị, các cấp ủy, tổ chức đảng phải tập trung xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi, sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả, hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển mạnh mẽ của mỗi địa phương, đơn vị.

Bài 2: Người đứng đầu giữ vai trò quyết định

Thu Hà 

Tin cùng chuyên mục

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Ngày Dân số thế giới (11/7):  Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

Ngày Dân số thế giới (11/7): Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

(PNTĐ) - Tuổi kết hôn tăng, tỷ lệ kết hôn giảm và xu hướng sinh con muộn hay thậm chí ngại sinh con đang là những yếu tố chính khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Đứng trước tốc độ già hóa dân số nhanh và nỗi lo Việt Nam sớm trở thành quốc gia dân số già, những nỗ lực khuyến sinh đã và đang được triển khai.
Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.