Ấn Độ phê duyệt vắc-xin DNA đầu tiên trên thế giới ngừa Covid-19

Chia sẻ

Các chuyên gia từ cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ đã khuyến nghị phê duyệt vắc-xin Covid-19 ba liều mang tên ZyCoV-D, loại vắc xin DNA đầu tiên trên thế giới.

Vắc-xin ZyCoV-D ba liều đã ngăn ngừa bệnh có triệu chứng ở 66% số người được tiêm chủng, theo một nghiên cứu tạm thời của nhà sản xuất vắc-xin Cadila Healthcare. Hiện vẫn còn có những nghi ngại do các loại vắc-xin DNA trước đây hoạt động tốt ở động vật nhưng không hiệu quả ở người.

Cadila Healthcare cho biết họ đã tiến hành cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn nhất cho tới nay đối với loại vắc-xin này ở Ấn Độ, với sự tham gia của 28.000 tình nguyện viên tại hơn 50 trung tâm và đã nộp đơn xin phê duyệt vắc xin vào ngày 1 tháng 7.

Đây cũng là lần đầu tiên, công ty tuyên bố, một loại vắc-xin Covid-19 đã được thử nghiệm ở những người trẻ tuổi ở Ấn Độ: 1.000 người thuộc nhóm 12-18 tuổi. Vắc-xin này được cho là "an toàn và được dung nạp rất tốt" ở nhóm tuổi này.

Giai đoạn thứ ba quan trọng của các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở đỉnh điểm của đợt bùng dịch thứ hai. Nhà sản xuất vắc-xin tin rằng điều này đã tái khẳng định "hiệu quả chống lại các chủng đột biến" của vắc-xin này, đặc biệt là biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.

Giáo sư Shahid Jameel, một nhà virus học nổi tiếng cho biết: "Tôi khá hào hứng với vắc-xin này vì nó có nhiều tiềm năng tốt. Nếu vắc-xin này hiệu quả, tương lai của việc tiêm chủng trở nên đơn giản hơn về mặt hậu cần."

Vắc-xin ZyCoV-D là vắc- xin DNA ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới được Ấn Độ phê duyệt.Vắc-xin ZyCoV-D là vắc-xin DNA ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới được Ấn Độ phê duyệt.

Vắc-xin DNA hoạt động như thế nào?

DNA và RNA là các cơ sở của mọi dạng sự sống trên trái đất. Chúng là các phân tử mang thông tin di truyền được truyền từ cha mẹ sang con cái. Giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin DNA một khi được sử dụng sẽ dạy cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus.

ZyCoV-D sử dụng plasmid hoặc các chuỗi DNA nhỏ, chứa thông tin di truyền, để đưa vắc-xin vào giữa hai lớp da. Các plasmid mang thông tin đến các tế bào để tạo ra "protein đột biến", mà virus sử dụng để bám vào và xâm nhập vào các tế bào của con người.

Hầu hết các loại vắc-xin Covid-19 hoạt động bằng cách hướng dẫn cơ thể tạo ra một đoạn protein đột biến để nó có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của một người để sản xuất kháng thể và tự dạy bản thân chống lại virus.

ZyCov-D cũng là vắc-xin Covid-19 đầu tiên không qua đường tiêm ở Ấn Độ. Theo đó, vắc-xin này được đưa vào cơ thể bằng một ống bơm không mũi tiêm dùng một lần, bơm một dòng chất lỏng hẹp thâm nhập vào da, đến mô thích hợp.

Tiến sĩ Gagandeep Kang, một nhà virus học và là phụ nữ Ấn Độ đầu tiên được bầu làm Thành viên Royal Society of London nói: "Để có một loại vắc-xin DNA có tác dụng chống lại một bệnh truyền nhiễm là một vấn đề lớn. Nếu nó bảo vệ tốt thì đây là điều mà Ấn Độ sẽ tự hào."

Nhà sản xuất Cadila Healthcare tuyên bố rằng vắc-xin của họ đã cho thấy "độ ổn định tốt" ở 25 độ C trong ít nhất ba tháng, điều này sẽ giúp vắc-xin được vận chuyển và bảo quản dễ dàng.

ZyCoV-D sẽ là vắc-xin thứ 5 được chấp thuận sử dụng tại nước này sau phiên bản Ấn Độ của vắc-xin "Oxford" của AstraZeneca có tên Covieshield, Covaxin nội địa, vắc-xin Sputnik V của Nga và vắc-xin của Mỹ do Moderna sản xuất.

Ấn Độ vẫn ở vị trí thứ hai trên thế giới về số ca nhiễm Covid-19 được phát hiện. Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế, kể từ tháng 3 năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu ở nước này, tổng số người nhiễm ở Ấn Độ đã vượt 32,3 triệu người, hơn 31,5 triệu người đã khỏi bệnh, hơn 433 người hàng nghìn người đã chết và số bệnh nhân đang điều trị giảm xuống còn 363 nghìn người.

MINH ANH

Tin cùng chuyên mục