ASEAN đoàn kết để khẳng định vị trí trung tâm khu vực

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong năm 2023, ASEAN tiếp tục phải đối mặt với nhiều bất ổn và thách thức cả bên trong và bên ngoài. Do đó, cần tiếp tục duy trì đoàn kết để thể hiện vai trò trung tâm và sức sống của ASEAN, khẳng định vai trò của ASEAN là nhân tố bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

ASEAN cần giữ vững đoàn kết trong bối cảnh nhiều biến động

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia - nước Chủ tịch ASEAN 2023 Retno Matsudi nhấn mạnh, trên tinh thần chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Indonesia sẽ nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững ở khu vực, duy trì ASEAN là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nâng cao khả năng ứng phó và tự cường của ASEAN trước các biến động.

Bên cạnh đó, ASEAN trong năm tới cũng cần chú trọng vào các vấn đề an ninh phi truyền thống như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế, giữ ổn định kinh tế-tài chính và xử lý các vấn đề xuyên biên giới nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động các cơ chế ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác.

Những vấn đề này không chỉ phù hợp với sự quan tâm cũng như lợi ích của các nước, mà còn được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở khu vực, duy trì vị thế của ASEAN là động lực tăng trưởng toàn cầu, nâng cao năng lực ứng phó và tự cường của ASEAN trong môi trường khu vực, quốc tế đầy biến động.

Để thực hiện thành công các ưu tiên đề ra, các nước đều cho rằng hơn bao giờ hết, ASEAN cần một môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phục hồi và phát triển. Do đó, ASEAN cần giữ vững độc lập, tự cường, duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm, đề cao đối thoại, hợp tác, hành xử trách nhiệm phù hợp với luật pháp quốc tế và khuyến khích các đối tác đóng góp xây dựng, cùng giải quyết các thách thức chung.

ASEAN đoàn kết để khẳng định vị trí trung tâm khu vực - ảnh 1
Việt Nam luôn giữ vai trò là thành viên tích cực trong khối ASEAN

 

Việt Nam luôn giữ vai trò là thành viên tích cực trong khối

Tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 32, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam sẽ tham gia và đóng góp tích cực, trách nhiệm vào quá trình thảo luận các biện pháp nâng cao năng lực thể chế của ASEAN, nhấn mạnh đây là yếu tố quan trọng để nâng cao tính tự cường và thích ứng của ASEAN trước các biến động phức tạp và khó lường ở khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng thông báo một số sáng kiến của Việt Nam trong năm 2023, trong đó có tổ chức các hoạt động xúc tiến phục hồi bao trùm trong khu vực, chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu. Bộ trưởng khẳng định, là một trong ba nước đăng cai Trung tâm ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước đưa Trung tâm vào hoạt động. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, với những kinh nghiệm của mình, Việt Nam luôn ủng hộ và sẵn sàng hợp tác với Indonesia để hoàn thành tốt trọng trách là quốc gia Chủ tịch ASEAN trong năm 2023.

Nói về những đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN cho biết, Hội nghị được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng với cả ASEAN và Việt Nam. Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, linh hoạt và sáng tạo, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham gia, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng tại các Hội nghị, thúc đẩy hợp tác ASEAN và với các đối tác, góp phần vào thành công chung của các Hội nghị.

Theo đó, Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực, phù hợp với những mối quan tâm chung của các nước và khu vực. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã thông báo kế hoạch Việt Nam tổ chức một số hoạt động về thúc đẩy phục hồi bao trùm trong ASEAN, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, cũng như một số hoạt động hợp tác với các đối tác như Ngày ASEAN-Hàn Quốc, các cuộc họp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC…

Ngoài ra, đối với những nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN (được các nhà lãnh đạo thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia tháng 10/2003) với 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC)), Bộ trưởng nhấn mạnh ý nghĩa của một Cộng đồng thực sự là phải phục vụ người dân và luôn vì lợi ích của người dân. Do đó, Bộ trưởng đề nghị ASEAN chú trọng và dành nhiều sự quan tâm hơn cho các hoạt động hợp tác và phát triển đồng đều, bao trùm tại các tiểu vùng nhằm góp phần bảo đảm người dân được thụ hưởng các lợi ích một cách công bằng những thành quả của tiến trình xây dựng Cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Châu Phi đầu tư mạnh mẽ cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Châu Phi đầu tư mạnh mẽ cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ

(PNTĐ) - Khu vực châu Phi cận Sahara đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng, với tỷ lệ tử vong ở bà mẹ lên tới 70% - cao nhất toàn cầu. Tình trạng đáng báo động này tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững của châu lục và đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ từ các quốc gia.
Bất bình đẳng giới là nguy nhân chính gia tăng nguy cơ nhiễm HIV ở phụ nữ

Bất bình đẳng giới là nguy nhân chính gia tăng nguy cơ nhiễm HIV ở phụ nữ

(PNTĐ) - Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, song, vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Số liệu thống kê cho thấy sự bất bình đẳng giới, thiếu tiếp cận chăm sóc y tế và sự thiếu hiểu biết vẫn là những rào cản lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh.