Châu Á hứng chịu nắng nóng kỷ lục trong tháng 4

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đợt nắng nóng đầu tháng 4 được các chuyên gia đánh giá là “sóng nhiệt tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á” với nền nhiệt trung bình liên tục thay đổi.

Đợt nắng nóng tháng 4 được mô tả là nghiêm trọng nhất trong lịch sử châu Á đang xảy ra ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào.

Theo CNN, nền nhiệt trung bình ở nhiều nước châu Á liên tục lập kỷ lục mới khi đợt nắng nóng đầu tiên vào đầu tháng 4 chỉ mới bắt đầu. Nắng nóng gay gắt gần như bao trùm toàn bộ châu Á và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Khu vực Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng của nắng nóng

Ở Đông Nam Á, một số quốc gia đã công bố nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trong tuần này, trong khi nắng nóng gay gắt ở tiểu lục địa Ấn Độ đã khiến hàng chục người thiệt mạng.

Washington Post đưa tin, nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera mô tả rằng châu Á đang trải qua "đợt nắng nóng vào tháng 4 nghiêm trọng nhất trong lịch sử". Nhiều kỷ lục về nắng nóng đã bị phá vỡ trên khắp Đông Nam Á, Trung Quốc và các khu vực khác của lục địa trong những ngày gần đây, đặc biệt là Thái Lan đang trải qua thời tiết khắc nghiệt bất thường.

Châu Á hứng chịu nắng nóng kỷ lục trong tháng 4 - ảnh 1
Ảo ảnh xuất hiện trên Đường Kartavya tại New Delhi, Ấn Độ, do nắng nóng dữ dội hôm 18/4.

Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng nóng nhất ở Thái Lan, và nước này đã trải qua đợt nắng nóng nhất trong lịch sử vào tuần trước. Hôm 14/4, Thái Lan lần đầu tiên vượt ngưỡng 45 độ C, cao nhất là 45,4 độ C tại thị trấn Tak trong dịp lễ đón năm mới. Theo Arabiaweather, kỷ lục nhiệt độ trước đó tại Thái Lan là 44,6 độ C ghi nhận ở tỉnh Mae Hong Son vào năm 2016.

Ngày 18/4, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bày tỏ lo ngại về "nhiệt độ cao nguy hiểm ở nhiều vùng khác nhau của Thái Lan" và cho biết tại khu vực Bang Na của Bangkok, nhiệt độ "có thể lên tới 52,3°C", theo một tuyên bố từ văn phòng Thủ tướng Thái Lan.

Lào là quốc gia mới nhất lập kỷ lục mới mọi thời đại khi Luang Prabang ghi nhận nền nhiệt lên đến 42,7°C vào hôm 18/4, theo chuyên gia thời tiết Maximiliano Herrera.

Myanmar lập kỷ lục nhiệt độ tháng 4 vào ngày 17/4 khi thị trấn Kalewa chạm mức 44 độ C, theo Herrera.

Nhiều đợt sóng nhiệt nguy hiểm

Nắng nóng cũng hoành hành tại Trung Quốc. Theo Herrera, hôm 18/4, nhiệt độ tại Nguyên Dương lên tới 42,4 độ C, chỉ cách 0,3 độ C so với kỷ lục nhiệt độ tháng 4 của cả nước. Hôm 17/4, hơn 100 trạm thời tiết ở 12 tỉnh ghi nhận kỷ lục mới về nhiệt độ tháng 4, theo nhà khí hậu học Jim Yang.

Còn theo nhà khí hậu học Jim Yang, hơn 100 trạm thời tiết ở 12 tỉnh tại Trung Quốc đã ghi nhận nền nhiệt cao bất thường vào tháng 4 so với mọi năm.

Tại Nam Á, tình hình nắng nóng cũng rất nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Pakistan, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh đều ghi nhận mức nhiệt lên tới 40 độ C trong nhiều ngày.

Theo Cơ quan Khí tượng Ấn Độ, 48 trạm thời tiết đã ghi nhận mức nhiệt trên 42 độ C hôm 18/4, với mức cao nhất là 44,2 độ C ở bang Odisha, phía đông Ấn Độ. Tại bang Maharashtra ở phía tây, ít nhất 13 người chết do sốc nhiệt sau khi tham dự một lễ trao giải của bang ở thành phố Navi Mumbai ngày 16/4. Hơn 1 triệu người đã tham dự sự kiện và khoảng 50 - 60 người phải nhập viện.

Sóng nhiệt ở Ấn Độ thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 7, nhưng những năm gần đây, hiện tượng này trở nên gay gắt hơn, thường xuyên hơn và kéo dài hơn. Năm ngoái, Ấn Độ hứng chịu một đợt sóng nhiệt dữ dội, nhiều khu vực nóng tới hơn 49 độ C.

Giới khoa học nhận định, khi tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra trở nên trầm trọng hơn và nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, các đợt sóng nhiệt sẽ trở nên phổ biến hơn. Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại học Harvard và Đại học Washington đăng trên tạp chí Communications Earth and Environment năm 2022, các đợt sóng nhiệt nguy hiểm sẽ xuất hiện thường xuyên hơn gấp 3 - 10 lần vào năm 2100.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra, ở vùng nhiệt đới, bao gồm phần lớn châu Á, người dân có thể tiếp xúc với mức nhiệt nguy hiểm hầu hết các ngày trong năm. Những ngày có nhiệt độ ở mức cực kỳ nguy hiểm - chạm ngưỡng 51 độ C - có thể tăng gấp đôi, thách thức giới hạn về khả năng sinh tồn của con người.

Tình trạng nắng nóng gay gắt tại Nam Á và Đông Nam Á dự kiến vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, nhiều nơi ở Trung Quốc có thể mát mẻ hơn vì nhiệt độ dự kiến giảm từ mức khoảng 10 độ C trên trung bình xuống 10 độ C dưới trung bình vào cuối tuần này.

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Dù sống trong thời đại công nghệ 4.0, quyền được an toàn và tôn trọng của phụ nữ vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, hàng nghìn phụ nữ đang là nạn nhân của các hình thức bạo lực tinh vi hơn, ẩn mình trong bóng tối kỹ thuật số và những môi trường tưởng chừng hào nhoáng như điện ảnh. Nhưng thay vì được bảo vệ, họ vẫn đang phải tự chiến đấu trong đơn độc.
Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

(PNTĐ) - Trong bối cảnh nền mỹ thuật Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường nghệ thuật khu vực và thế giới, việc xuất hiện một giải thưởng có uy tín và quy mô như UOB Painting of the Year (UOB POY) không chỉ là một sân chơi sáng tạo mà còn là một cột mốc quan trọng thúc đẩy nghệ sĩ trẻ vươn tầm. Được tổ chức bởi Ngân hàng UOB (Singapore), giải thưởng này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2022 và nhanh chóng tạo dấu ấn bằng cách tìm kiếm, tôn vinh những tài năng hội họa đương đại.
Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

(PNTĐ) - Từ ngày 5-7/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu của Tổng Bí thư, đồng thời là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Kazakhstan trong vòng 13 năm và là lần đầu tiên Tổng Bí thư Việt Nam thăm Kazakhstan.