Nhiều nước tuyên bố "kết thúc đại dịch"

Chia sẻ

Với sự bao phủ vắc-xin nhanh chóng và những thành tựu gần đây trong việc sản xuất thuốc điều trị, nhiều nước đã chính thức tuyên bố “kết thúc đại dịch”.

Hàng loạt quốc gia dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch

Tại Đông Nam Á, Philippines là quốc gia đi đầu trong việc chấm dứt đại dịch, ngày 1/3, người phát ngôn của Tổng thống, ông Karlo Nograles cho biết sẽ thực hiện dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng dịch ở thủ đô Manila vào tháng tới. Quyết định được đưa ra chỉ vài tuần sau khi chính phủ Philippines cho phép mở cửa trở lại biên giới đối với khách du lịch nước ngoài.

Các hoạt động đo thân nhiệt hoặc truy vết F0, F1 cũng sẽ được dỡ bỏ. Lý giải về quyết định này, các chuyên gia của Philippines cho rằng đây là biện pháp tốt nhất để “cứu” nền kinh tế do những đợt đóng cửa kéo dài đã khiến hàng triệu người mất việc làm, gây ra tình trạng khốn khó về tài chính cho người dân. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng ở Manila cũng và hiện tại đã có gần 70% dân số Philippines được tiêm chủng đầy đủ.

Hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra hàng loạt các biện pháp mới hướng tới nới lỏng hạn chế Covid-19 như không còn chú trọng vào kết quả xét nghiệm dương tính mà thay vào đó là tập trung vào những diễn biến đang diễn ra của bệnh nhân tại các bệnh viện. Bản đồ rủi ro về dịch bệnh của CDC cũng phân ra những nơi có mức độ lây nhiễm không cao, người dân khỏe mạnh có thể hoàn toàn dừng đeo khẩu trang.

Tại Trung Đông, Israel chính thức cho phép tất cả du khách quốc tế nhập cảnh, bất kể họ đã được tiêm vắc-xin Covid-19 hay chưa kể từ ngày 1/3. Trước đó, Israel đã đóng cửa biên giới với du khách quốc tế vào tháng 3/2020. Sau khi dỡ bỏ một số hạn chế, lượng du khách đến đây đã bắt đầu tăng trở lại nhưng vẫn chưa phục hồi như trước khi đại dịch bùng phát.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đưa ra thông báo các quốc gia đang vật lộn với tình trạng khủng hoảng dịch bệnh nghiêm trọng có thể rút ngắn thời gian cách ly trong một số tình huống. Tổ chức này lý giải hướng dẫn mới của họ có thể hữu ích đối với những quốc gia đang gặp tình trạng quá tải cũng như áp lực nặng nề về các dịch vụ thiết yếu. WHO cho biết, thời gian cách ly có thể được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, thậm chí 7 ngày nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính - miễn là người đó không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Na Uy thông báo dỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế Covid-19 còn lại và khẳng định virus không còn là mối đe dọa lớn sức khỏe lớn đối với hầu hết người dân trong nước. Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere phát biểu trong một cuộc họp báo: "Khoảng cách giữa chúng ta không còn là điều cần thiết nữa. Chúng tôi đang loại bỏ lời khuyên chung là hãy giữ khoảng cách".

Na Uy đã loại bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế phòng chống dịchẢnh: ReutersNa Uy đã loại bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế phòng chống dịch  Ảnh: Reuters

Vẫn cần sự thận trọng

Mặc dù tuyên bố kết thúc đại dịch nhưng Philippines vẫn yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi tới những nơi công cộng, tuy nhiên không bắt buộc khi chơi thể thao hoặc tập thể dục. Tương tự CDC cũng ra khuyến cáo người dân, bao gồm cả học sinh nên đeo khẩu trang ở những nơi có tỉ lệ lây nhiễm cao. Bên cạnh đó, người dân buộc phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khi tới một số không gian trong nhà như ở sân bay, nhà ga và bến xe buýt.

CDC khuyến cáo những người có các triệu chứng Covid-19 hoặc có kết quả dương tính không nên dừng việc đeo khẩu trang. “Mọi người được hoan nghênh đeo khẩu trang bất cứ lúc nào nếu việc đó khiến họ cảm thấy an toàn hơn”, giám đốc CDC, tiến sĩ Rochelle Walensky nói.

Mặc dù Israel cho phép tất cả du khách nhập cảnh, bất kể đã được tiêm vắc-xin hay chưa nhưng du khách bắt buộc phải xuất trình xét nghiệm PCR một lần trước khi lên máy bay và một lần sau khi hạ cánh xuống nước này.

Ở Đức, Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach thông báo các biện pháp của chính phủ nhằm hạn chế số ca lây nhiễm đã có hiệu quả nhưng không nên vội vàng nới lỏng các quy định hạn chế”. Bộ trưởng cho biết có tới 12% người trên 60 tuổi ở Đức vẫn chưa được tiêm chủng. Tỷ lệ đó cao hơn 3-4 lần so với tỷ lệ của các nhóm dân số dễ bị tổn thương, không được tiêm chủng ở các nước tương đồng. Do đó, nước Đức vẫn tiếp tục theo các biện pháp mở cửa một cách thận trọng.

Một nước châu Âu khác là Na Uy, dù đã gỡ bỏ gần hết những hạn chế nhưng chính quyền nước này vẫn khuyến cáo người có triệu chứng đi xét nghiệm. Ngoài ra những người bị nhiễm bệnh nên ở nhà trong 4 ngày. Du khách đến vùng Svalbard của Na Uy cần phải xét nghiệm trước và sau khi đến do hệ thống y tế ở đây còn nhiều hạn chế.

PHÚ ĐỖ

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.