Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc tại Pháp và Hà Lan

KHẢI HOÀ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước Tài chính toàn cầu mới và làm việc tại Pháp; đồng chủ trì cuộc họp lần thứ 8 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước và làm việc tại Hà Lan từ ngày 21-27/6.

Chuyến công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Pháp và quan hệ Việt Nam - Hà Lan tiếp tục phát triển tích cực, mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Với Pháp, năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Hai bên thường xuyên duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn và các cơ chế hợp tác, chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề toàn cầu, phối hợp ủng hộ nhau lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc tại Pháp và Hà Lan - ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Chủ tịch Thượng viện Hà Lan Jan Anthonie Bruijn (bên trái), Chủ tịch Hạ viện Hà Lan Vera Berglamp 

Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp gồm khoảng 300.000 người, là cộng đồng người Việt lớn nhất tại châu Âu, có nhiều đóng góp quan trọng giúp quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thực chất.

Với Hà Lan, năm 2023 hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước vào năm 2010; Đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực năm 2014 và Đối tác toàn diện năm 2019.

Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn các cấp và các cơ chế hợp tác song phương, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Hà lan là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam ở châu Âu và là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc tại Pháp và Hà Lan - ảnh 2
Lãnh đạo Nghị viện Hà Lan đón Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đến thăm, làm việc

Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước Tài chính toàn cầu mới là sáng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022 với mục tiêu thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính quốc tế, xử lý khủng hoảng về khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển thông qua việc tăng cường tài chính, hỗ trợ vốn ưu đãi cho các nước đang phát triển phương Nam.

Hội nghị Thượng đỉnh năm 2023 diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra phức tạp, các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ không hoàn thành đúng thời hạn các Mục tiêu phát triển bền vững do thiếu hụt nguồn tài chính.

Dự kiến, Hội nghị năm nay có sự tham gia của khoảng 300 đoàn đại biểu đại diện cho các quốc gia, tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp, trong đó có khoảng 100 lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế

Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế

(PNTĐ) - Theo Báo cáo Tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser của Canada mới công bố, Việt Nam xếp thứ 106 trên 165 quốc gia, vùng lãnh thổ về chỉ số Tự do kinh tế thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022.