Việt Nam là điểm đến kinh doanh hàng đầu thế giới

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việt Nam là quốc gia đạt mức thăng hạng nhiều nhất trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh theo kết quả từ bảng xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit (EIU).

Cụ thể, cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc tập đoàn tư vấn Economist Group (Anh) đã công bố bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý II/2023. Bảng xếp hạng này ghi nhận Việt Nam có mức thăng hạng nhiều nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng.

Tờ Straits Times của Singapore lưu ý, EIU cân nhắc loạt hạng mục để đánh giá xem một quốc gia/vùng lãnh thổ đã quản lý như thế nào trong 5 năm trước và có thể phát triển như thế nào trong 5 năm tiếp theo. Cụ thể, EIU đưa ra nhiều hạng mục đánh giá hoạt động quản lý kinh tế trong 5 năm qua và triển vọng 5 năm tới của các quốc gia/vùng lãnh thổ, qua đó đánh giá chất lượng hoặc mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại 82 quốc gia và nền kinh tế.

Việt Nam là điểm đến kinh doanh hàng đầu thế giới - ảnh 1

 

Theo bảng xếp hạng năm 2022, những quốc gia cải thiện nhiều nhất trong xếp hạng của EIU trong năm qua là Việt Nam, Thái Lan, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ và Costa Rica. Riêng Việt Nam được đánh giá là có động lực lớn nhất, tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng, trong khi Thái Lan tăng 10 bậc và Ấn Độ tăng 6 bậc.

Trong bảng xếp hạng EIU năm 2023, Singapore tiếp tục giữ vững “ngôi vương” nắm giữ vị trí là môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Đảo quốc Sư tử đã làm được điều này trong năm thứ 15 liên tiếp và sẽ tiếp tục là địa điểm tốt nhất để triển khai hoạt động kinh doanh trong 5 năm tới. Nghiên cứu của EIU đánh giá Singapore đạt điểm tuyệt đối trong các chính sách với đầu tư nước ngoài, kiểm soát ngoại hối và ngoại thương.

Singapore cũng là quốc gia đạt điểm cao nhất về mức độ sẵn sàng công nghệ - dấu hiệu cho thấy có các chính sách của chính phủ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng đi tiên phong trong việc triển khai các giải pháp công nghệ cao trong các dịch vụ công, điều này tạo ấn tượng mạnh trong việc xếp hạng môi trường đầu tư kinh doanh.

Hai quốc gia là Canada và Đan Mạch cùng được xếp ở vị trí thứ 2. Bốn nền kinh tế châu Âu cùng với Mỹ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và New Zealand nằm trong top 10. Có 4 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là Australia, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc cũng lọt top 20 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 3/7, Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025 với chủ đề: “Phụ nữ: Khôi phục giá trị trong thời đại số” đã khai mạc tại thủ đô Berlin, CHLB Đức. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị.
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.