Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Báo cáo Tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser của Canada mới công bố, Việt Nam xếp thứ 106 trên 165 quốc gia, vùng lãnh thổ về chỉ số Tự do kinh tế thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022.

Báo cáo Tự do kinh tế thế giới đo lường quyền tự do kinh tế của các cá nhân - khả năng tự đưa ra các quyết định kinh tế của mình - bằng cách phân tích các chính sách và thể chế của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các thể chế và chính sách được xem xét bao gồm: Các quy định quản lý của nhà nước, quyền tự do thương mại quốc tế, quy mô của chính phủ, hệ thống pháp luật và quyền sở hữu, chính sách tiền tệ tốt.

Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế - ảnh 1
Ảnh minh hoạ

Báo cáo này được Viện Fraser công bố hằng năm với sự hợp tác của Mạng lưới Tự do kinh tế - một nhóm các viện nghiên cứu, giáo dục độc lập ở gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là thước đo hàng đầu thế giới về tự do kinh tế.

Trong báo cáo năm nay, Việt Nam xếp thứ 106, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Theo Viện Fraser, đây là mức tăng tương đối cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam ghi nhận tăng điểm ở 4 trong 5 chỉ số thành phần chính (thang điểm từ 1 đến 10, trong đó giá trị cao hơn cho thấy mức độ tự do kinh tế cao hơn). Trong đó, hệ thống pháp luật và quyền tài sản (xếp thứ 77), tăng từ 4,96 lên 5,15 điểm ; đồng tiền tốt (xếp thứ 128), tăng từ 6,96 lên 7,02 điểm; tự do thương mại quốc tế (xếp thứ 98), tăng từ 6,4 lên 6,52 điểm; quy định về tín dụng, lao động và kinh doanh (xếp thứ 103), tăng từ 6,08 lên 6,10 điểm.

Theo ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế xã hội (MASSEI - thuộc mạng lưới của Fraser), việc Việt Nam có xu hướng tăng hạng vững chắc từ năm 2015 đến nay phản ánh nỗ lực của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập quốc tế.

"Đây có thể là bằng chứng tốt để khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã vận hành về cơ bản theo cơ chế thị trường", ông nhìn nhận. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam vẫn cần nỗ lực để tiếp tục đạt được thứ hạng cao hơn.

Trong báo cáo năm nay, vị trí số 1 về tự do kinh tế thuộc về Singapore, tiếp đến là Hong Kong (Trung Quốc), Thụy Sĩ, New Zealand, Mỹ, Ireland. Các quốc gia và nền kinh tế đáng chú ý khác bao gồm Nhật Bản (xếp thứ 20), Đức (thứ 23), Pháp (thứ 47), Nga (104) và Trung Quốc (111).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam

(PNTĐ) - Chiều 17/4, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân Zinash Tayachew rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 đến ngày 17/4, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.
Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công-tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững”.
Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

(PNTĐ) - Chiều 17/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, sau bốn ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.