2 quả trứng trong bát mì của bố

Chia sẻ

Thứ 7 ấy, tôi nghe mẹ hỏi bố: “Hôm nay anh có phải đi làm không?”, “Không anh làm việc ở nhà”. Lẽ thường, mẹ tôi sẽ rất vui khi bố không phải đi làm vì cả nhà tôi được sum họp bên nhau. Nhưng lần này, tôi lại nghe có tiếng thở dài của mẹ.

Bố tôi vội trấn an mẹ: “Thu nhập tháng này của anh chắc sẽ giảm. Em cố gắng nhé. Thôi còn may mình vẫn có việc để làm. Cơ quan anh vừa rồi đã cho một số người nghỉ không lương. Anh được giữ lại, nhưng làm 50% công suất thôi em ạ”. Sau đó, giọng bố lại chùng xuống: “Trước làm vất thì cũng thấy mệt. Giờ lại mong được vất, mong tăng ca mà chẳng được. Dịch với dã”.

Mẹ tôi trả lời: “Vâng, em biết rồi. Anh cứ yên tâm, không phải lo lắng gì đâu. Em lo liệu được ”.

Bố tôi ra bàn ngồi làm việc. Khi đồng hồ chỉ 10h30 phút sáng, mẹ tôi bê ra 4 bát mì ăn liền, gọi cả nhà cùng ăn. Bố bảo: “Giờ này thì ăn sáng cũng là ăn trưa. Vậy, trưa anh không ăn nữa. Các con đói thì em nấu cho con ăn thôi nhé”.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Tôi để ý trong mỗi bát mì của tôi và em đều có 1 quả trứng. Riêng bát mì của bố thì có 2 quả, còn mẹ thì hình như không có quả nào. Tôi thắc mắc nhưng ngại không dám hỏi luôn. Đợi khi chỉ có hai mẹ con tôi mới thẽ thọt với mẹ:

“Sao bố lại được ăn hai quả trứng. Bình thường, bố mẹ vẫn nhường cho bọn con được ăn phần nhiều nhất cơ mà”.

Mẹ tôi ra dấu cho tôi nói bé, chắc là không muốn bố nghe thấy. Rồi mẹ bảo:

“À, vì bố tới đây sẽ vất vả. Mẹ bồi dưỡng cho bố một chút để bố có sức khỏe”.

Thế rồi mẹ kể với tôi dịch bệnh đã làm công việc của bố bị ảnh hưởng. Mẹ dặn tôi để ý dạy bảo em, không để em mè nheo nhiều khiến bố mệt. Rồi hai anh em nhớ khi ra khỏi phòng phải tắt đèn, tắt quạt, ăn đâu hết đó, không bỏ phí thức ăn. “Mẹ con mình càng tiết kiệm được nhiều thì càng đỡ hơn cho bố phải lo toan, con hiểu không?”- mẹ tôi dặn.

Để chúng tôi yên tâm việc học, thường bố mẹ tôi không kể nhiều cho chúng tôi nghe về tình hình tài chính của gia đình và đây là lần đầu tiên, mẹ chia sẻ với tôi. Qua lời dặn của mẹ, tôi hiểu là khó khăn đã chạm tới cửa nhà mình. Mẹ tôi lâu nay vốn chỉ ở nhà làm nội trợ, thay bố chăm sóc gia đình. Còn bố là lao động chính của cả nhà. Vì thế, thu nhập của bố ít đi thì mấy mẹ con tôi sẽ bị ảnh hưởng.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Giờ thì tôi đã biết vì sao bữa cơm trong gia đình tôi dạo này có phần giản dị so với trước. Nồi cơm thổi của mẹ tôi vơi hơn. Em trai tôi chìa bát ra để mẹ xới thì mẹ cười bảo: “Hôm nay mẹ nấu non cơm chút nên hết mất rồi. Ăn vừa phải, càng thòm thèm, càng thấy ngon con ạ”. Em tôi vô tư, ăn ít hay ăn nhiều đều vui vẻ, lát sau mải chơi thì quên luôn. Mẹ còn hay giặt quần áo bằng tay thay cho giặt máy, có lẽ là để tiết kiệm tiền điện, nước. Tôi cũng đã không còn thắc mắc vì sao trong bát mì ăn liền của bố có những hai quả trứng. Và tôi cũng hiểu vì sao bố nói chỉ ăn một bữa “2 trong 1” thôi, đừng nấu cho bố cơm trưa.

Trong lúc dịch bệnh, hơn lúc nào hết, cả nhà tôi rất cần đùm bọc, yêu thương, sẻ chia với nhau. Và rồi chúng tôi sẽ vượt qua dịch bệnh.

LAN CHI

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã sáng tạo, đổi mới, thành lập và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay, triển khai thực hiện hoạt động phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường hướng tới đảm bảo thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường về quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ 1/1/2025.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.
Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

(PNTĐ) - Nhận thức tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển Thủ đô, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện tốt công tác gia đình. Qua đó, nhiều cách làm hay trong tuyên truyền, giáo dục, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ ở Hà Nội được triển khai hiệu quả.
Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

(PNTĐ) -  Câu hỏi: Chồng em là người nước ngoài, còn em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Khi em sinh con ở Việt Nam thì con em đương nhiên có quốc tịch Việt Nam hay không? Vợ chồng em muốn đặt họ tên con trên Giấy khai sinh bằng tiếng nước ngoài theo bố thì có được cơ quan Nhà nước chấp nhận hay không? Hà Phương Lan (Quốc Oai)