Cảm ơn “thầy giáo ông”

Thái Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tổng kết mùa hè năm nay, cả nhà đều nhận xét là Bốp lớn lên rất nhiều. Người có công lớn trong việc “huấn luyện” Bốp, không ai khác chính là “thầy giáo ông”.

Bốp vốn rất sợ nước, còn mẹ Bốp thì lại nhát việc cho Bốp đi học bơi. Mẹ bảo đường thở của Bốp yếu lắm, nếu đi học bơi các nguy cơ như nước lạnh, dễ bị cảm, hóa chất của bể bơi có thể làm cho Bốp ốm thêm. Mỗi trận ốm, Bốp gầy sụt đi cả cân, trong khi mẹ nuôi Bốp nửa năm cũng chỉ lên được 2 lạng. Rồi Bốp cũng còn nhỏ, học sớm chưa chắc đã tiếp thu được thì khổ thầy, khổ cả trò. Và thế là kế hoạch cho Bốp đi học bơi cứ bị khất lần từ năm này sang năm khác.

Hè này, ông quyết định sẽ đưa Bốp đi học bơi, mặc cho mẹ vẫn rất lăn tăn. Ông an ủi mẹ rồi Bốp sẽ vượt qua được, biết bơi rất có ích cho Bốp. Một hai ngày đầu đi học bơi về, Bốp khóc quá, cứ níu lấy mẹ đòi bỏ. Nhưng, trước thái độ kiên quyết của ông, mẹ đành chịu. Không ngờ, 1 tuần sau đó, trong bữa cơm, ông tuyên bố một tin đặc biệt, Bốp đã biết bơi rồi. Hơn thế, còn bơi rất nhanh, là nhóm học sinh dẫn đầu của lớp. Mẹ mừng quá, thảo nào mà mấy hôm nay thấy Bốp ăn khỏe, rồi sau đó cũng ngủ rất ngon. Bình thường, Bốp còn phải trằn trọc, đòi mẹ xoa lưng mãi mới ngủ thì nay, đặt mình xuống giường là Bốp ngủ một mạch tới sáng. Mà lạ làm sao, ngâm nước như vậy mà mẹ không thấy Bốp bị hắt hơi, sổ mũi gì.

Ông giải thích: Đó là do Bốp vận động nên cơ thể khỏe ra, ăn khỏe, ngủ khỏe. Tới đây, sau khi Bốp đã được “xóa mù” bơi, ông sẽ luyện cho Bốp bơi nhiều và đều hơn. “Con yên tâm, chỉ một năm nữa, Bốp còn cao lên, rắn rỏi, không còn ốm yếu nữa”, ông hứa. Tất nhiên là mẹ tin ông nói đúng.

Cảm ơn “thầy giáo ông” - ảnh 1
Ảnh minh họa

Việc thứ hai ông làm cho Bốp là dạy Bốp đi xe đạp. ở nhà có cái xe đạp của chị họ Bốp để lại, ông giục cho Bốp đi tập xe nhưng vẫn lý do “giờ nó bé, nhỡ té ngã lại khổ” để mẹ chần chừ. Thế là tranh thủ mùa hè lúc Bốp được nghỉ học, cứ sáng ra, ông lại dắt xe ra con ngõ nhỏ phía trước để dạy Bốp tập đi. Mà ông tài lắm, chỉ sau mấy đường cơ bản là Bốp đã đi được một đoạn nhỏ, tiến tới đoạn dài hơn rồi cuối cùng là đi được từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Nhưng, ông vẫn bảo Bốp phải giữ bí mật với bố mẹ. Khi Bốp đã thành thạo, ông bắt đầu kèm Bốp tự đi từ nhà ông về nhà Bốp ở gần đó. Ông dạy Bốp cách nhìn đèn xanh,đỏ, cách quan sát xe hai bên, cách xử lý các tình huống phát sinh trên đường. Nhờ vậy mà bây giờ, Bốp đã có thể tự mình về nhà mà không cần có mẹ.

Sáng đó, mẹ Bốp lại chuẩn bị đèo Bốp sang nhà để gửi ông. Không ngờ, Bốp nhảy lên xe, đạp thoăn thoắt về phía trước trước sự ngạc nhiên quá đỗi của mẹ. Rồi mẹ reo lên, vui mừng: “Ôi, Bốp biết đi xe đạp thì mẹ đỡ phải đưa Bốp đi về mỗi ngày. Nhiều hôm mẹ bận làm quá mà cứ phải băn khoăn việc đưa đón Bốp đấy”.

Gia đình nhỏ của Bốp cảm ơn “thầy giáo ông” thật nhiều đã dạy cho “học sinh cháu” bao điều bổ ích.

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.