Chuyện tình của ông tôi

Thái Thị Thu
Chia sẻ

(PNTĐ) -Khi ông tôi 85 tuổi còn tôi đã trở thành cô sinh viên đại học năm thứ 2, tôi mới có cơ hội được nghe kể về chuyện tình yêu của ông tôi với bà tôi thời trẻ.

Ông bà tôi quen nhau ở vùng tản cư khi ông tôi vẫn là trai tân, còn bà tôi là một phụ nữ đã có 2 con riêng. Nghe ông tôi kể, chồng cũ của bà tôi bị trúng bom chết nên bà tôi thành góa bụa khi chưa đầy 30 tuổi. Rồi chẳng hiểu run rủi thế nào mà ông tôi có tình cảm với bà.

Hồi đó, việc một người đàn ông chưa vợ yêu và quyết định lấy một phụ nữ có con riêng quả là dũng cảm. Nhưng ông tôi vẫn vượt lên dư luận, cả sự ngăn cản quyết liệt từ các cụ, kỵ để đến với bà. Thậm chí, ông còn dắt bà và hai con riêng chạy chốn khi nghe tin cụ tôi cho người tới vùng tản cư để bắt ông tôi về nhà, không cho tiếp tục “dan díu” với bà.

Đám cưới của ông bà tôi diễn ra mà không có sự chúc phúc của gia đình ông tôi. Sau đó, ông bà tôi trở lại thành phố, thuê một ngôi nhà nhỏ ở gác ba trong khu phố cổ để sinh sống.

Chuyện tình của ông tôi - ảnh 1
Ảnh minh họa

Bác cả và mẹ tôi đã lần lượt được sinh ra trong ngôi nhà áp mái đó. Bà tôi có hai con riêng là con trai, nhưng khi sinh con với ông tôi thì chỉ sinh được toàn con gái. Trong khi đó, ông ngoại tôi lại là cháu trai trưởng trong họ. Tuy nhiên, một lần nữa, tôi thực sự khâm phục bản lĩnh của ông tôi khi quyết định chỉ dừng lại ở hai con gái. Ông nhận hai con trai riêng của bà ngoại là con trai của mình.

Nhưng, câu chuyện tình đẹp của ông bà ngoại tôi chẳng hiểu sao lại không có hậu. Ít năm sau, khi mẹ tôi mới lên 5 thì bà ngoại tôi đột ngột qua đời, biến ông thành người đàn ông đơn thân với đàn con nheo nhóc. Lúc ấy, ông tôi mới bước vào tuổi băm, hãy còn trẻ trung, sung sức lắm.

Sau này, mẹ tôi có lần tâm sự: “Đã có lúc, mẹ nghĩ thể nào ông cũng sẽ lấy vợ mới bởi đàn ông khó mà chịu đựng cảnh góa bụa như phụ nữ”. Ấy vậy mà ông tôi đến cuối đời vẫn không lấy ai. Thay vì nghĩ cho hạnh phúc riêng, ông tôi dành toàn bộ sức lực để nuôi 4 con đủ nếp, tẻ khôn lớn.

Đó là lý do, mỗi năm vào ngày giỗ của bà ngoại, đứng trước ban thờ bà, ông ngoại tôi vẫn tự hào bảo lúc nào ông cũng sẵn sàng đi gặp bà bởi ông chẳng có gì phải xấu hổ cả. Ông đã sống trọn tình với bà, hoàn thành trách nhiệm của người cha với đàn con, không phân biệt con chung, con riêng.

Hiểu tấm lòng của ông, hai bác trai tôi đã thay nhau báo hiếu ông ngoại tôi chu đáo. Người ngoài nhìn vào, sẽ chẳng ai biết được ông và bác chỉ là bố dượng và con riêng của vợ...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.