Có thể chiếm đoạt tài sản chỉ nhờ... 1 chữ ký vào văn bản khống?

Luật sư Nguyễn Tiến Trung GĐ Công ty Luật TNHH Trung Nguyên
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bộ phim truyền hình “Trạm cứu hộ trái tim” đã đi tới hồi kết. Tuy nhiên, một số tình tiết trong phim vẫn gây băn khoăn về mặt pháp luật.

 Cụ thể, nhân vật nữ chính Ngân Hà được bố (ông Trường) ủy quyền điều hành công ty. Sau đó, khi Ngân Hà ủy quyền điều hành công ty cho Nghĩa (chồng Hà) thì bị Nghĩa lừa ký một số văn bản khống. Bộ phim đưa tới tình tiết Nghĩa đã chiếm đoạt toàn bộ công ty từ tay vợ. Nhiều độc giả băn khoăn, theo quy định của pháp luật, Nghĩa có thể “cướp” khối tài sản bằng việc “lừa” ký khống văn bản? Thực tế, cần làm gì để không rơi vào “bẫy” cướp tài sản này?

Đầu tiên, đặt giả định việc ủy quyền giữa ông Trường cho con gái Ngân Hà được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, khi đó, Ngân Hà sẽ có quyền thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền, cụ thể là việc điều hành công ty. Điều này đồng nghĩa với việc Hà không có bất cứ quyền hạn nào trong việc định đoạt cổ phần, giá trị vốn góp hay quyền quản trị của ông Trường trong Công ty Lan Hà. Do đó, việc Nghĩa lừa Hà ký một số văn bản khống sau đó “cướp trắng” toàn bộ công ty từ tay vợ là một tình tiết không hợp lý, bởi Hà - người được ủy quyền thực hiện hành vi pháp lý đã vượt quá phạm vi ủy quyền được cho phép.

Có thể chiếm đoạt tài sản chỉ nhờ... 1 chữ ký vào văn bản khống? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo Điều 143 BLDS năm 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như sau:

“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.”

Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, việc Ngân Hà bị lừa ký các văn bản khống mà nội dung các văn bản này nằm ngoài các nghĩa vụ liên quan tới việc điều hành công ty đã vượt quá phạm vi đại diện theo ủy quyền của Ngân Hà, do đó, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ông Trường đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền.

Ngoài ra, Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó…”.

Do đó, trong trường hợp nội dung các văn bản Nghĩa đưa cho Hà ký không thể hiện nội dung vượt quá phạm vi ủy quyền thì việc ký vào tờ giấy do bị lừa dối cũng là một cơ sở để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự này vô hiệu do bị lừa dối nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Thứ hai, sau khi Ngân Hà phát hiện bị Nghĩa lừa ký những văn bản khống nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể làm Đơn khởi kiện gửi tới TAND có thẩm quyền yêu cầu tuyên các văn bản đó vô hiệu hoặc gửi Đơn tố giác tới các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xác minh, làm rõ và khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Nghĩa và đồng phạm.

Thứ ba, để tránh không bị lừa vào những cạm bẫy tương tự, chúng ta nên:

- Cảnh giác với các loại giấy tờ, cần phải đọc thật kỹ, hiểu thật rõ các nội dung trong văn bản đó trước khi ký kết, nếu cần thiết thì có thể tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trong lĩnh vực đó.

- Đối với các giao dịch quan trọng hoặc có giá trị lớn thì nên yêu cầu có sự tham gia của người làm chứng hoặc yêu cầu chứng thực/công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.

- Nên lưu giữ lại các thông tin thể hiện quá trình thỏa thuận, thương lượng giữa các bên để có tài liệu, chứng cứ chứng minh nếu xảy ra tranh chấp.

- Khi phát hiện ra mình bị lừa cần liên hệ, tìm sự hỗ trợ của những người có kiến thức, chuyên môn như trợ giúp viên pháp lý, luật sư… để có thể có phương án bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.