Di tích đền Thượng Ba Vì: Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn

NGUYỄN THỊ THIỆN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đền Thượng nằm trong khu vực vườn quốc gia Ba Vì thuộc xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội, được biết đến là một trong những địa danh nổi tiếng. Du khách về với đền có thể di chuyển từ Hà Nội đến chỉ mất chừng hơn một tiếng đồng hồ để có thể tận hưởng khung cảnh bình yên, linh thiêng và không gian thoáng đãng, trong lành nơi đây.

Đền còn tên gọi khác là Chính Cung Thần điện. Tương truyền đền có từ thời An Dương Vương. Do nằm trên ngọn núi thắt cổ bồng, có đỉnh tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên hay núi Ngọc Tản, một trong 2 ngọn núi cao nhất của dãy núi Ba Vì (ba ngôi, ba ngọn). Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đây là “Núi Tổ của nước Nam ta đó”. Nơi này tụ hội khí thiêng của sông núi nước Nam đã khiến thầy phù thủy Cao Biền (Trung Quốc) muốn trấn yểm không được, phải kiêng nể và kinh sợ. Đền thờ Thánh Tản Viên (Sơn Tinh), vị Thần đứng đầu trong "tứ bất tử" của người Việt.

Theo truyền thuyết, Ngài tên là Nguyễn Tuấn, con trai của ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen. Quê ở động Lăng Xương, Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là huyện Thanh Thủy, Phú Thọ). Nguyễn Hiền và Nguyễn Sùng là anh em sinh đôi con chú của Nguyễn Tuấn (sau này thờ ở các đền, hai ngài có hiệu là Cao Sơn Đại vương và Quý Minh Đại vương).

Khi cha mẹ đẻ đều mất, ba anh em sang núi Ngọc Tản kiếm sống, được bà Ma Thị Cao Sơn, người cai quản núi Tản Viên cưu mang, nhận làm con nuôi. Về sau, Sơn Tinh là con rể của vua Hùng Vương, có công đầu trong việc giúp dân trị thủy, dạy dân canh tác đồng ruộng, duy trì được cuộc sống bình yên, no ấm.

Di tích đền Thượng Ba Vì: Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn - ảnh 1
Ảnh minh họa

Về kiến trúc, đền Thượng, tọa lạc trên độ cao 1.227m, được xây dựng và thiết kế theo cấu trúc của một ngôi đền nhỏ hình chữ Nhất. Đền chỉ có một mái lộ thiên lợp ngói nghiêng bên cửa hang và mái sau của đền được xây dựng nằm ngầm bên trong dưới lòng tảng đá. Điều này tạo cho ngôi đền có cấu trúc vô cùng vững chãi, chống chọi được với mưa gió. Đền thiết kế và xây dựng vô cùng độc đáo, mặc dù không gian bên trong không quá rộng nhưng lại mang lại vẻ đẹp huyền bí và có nét độc đáo về tâm linh.

Chính giữa ngôi Tam Bảo là tượng Đức Thánh Tản ngự  trên long ngai sơn son thiếp vàng, bên tả của ngôi đền thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương) và bên hữu là bàn thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn).

Đền mới được xây dựng và mở rộng thêm: Cung chính giữa là cung Công đồng Thánh Tản, gian bên trái và bên phải là cung thờ: Thánh Mẫu Đinh Thị Đen (mẹ đẻ). Dưỡng Mẫu Ma Thị Cao Sơn (mẹ nuôi). Công Chúa Ngọc Hoa - phu nhân của Ngài, con gái Vua Hùng. Bên phải thờ Thái Bạch Thần tinh, người đã dạy phép thuật cho Sơn Tinh.

Di tích đền Thượng Ba Vì: Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn - ảnh 2
Ảnh minh họa

Lễ hội đền Thượng: Thời gian diễn ra lễ hội vào dịp lễ Tết kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là thời điểm đền được đón nhiều khách du lịch đến tham quan, vãng cảnh và tham gia lễ hội. Mỗi năm, nơi đây đón hàng triệu du khách tham quan và chiêm ngưỡng cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Du khách có thể vừa tản bộ trên những bậc đá cao vừa đến thắp hương Đức thánh Tản, tỏ lòng thành kính. Bên cạnh đó, sẽ được tận hưởng không gian núi rừng hùng vĩ, không khí trong lành cùng tiếng chim hót vui tai.

Đền Thượng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử, Văn hóa cấp Quốc gia (theo Quyết định ngày 21/2/2008).

Ngoài di tích đền Thượng, du khách cũng có thể tham quan thêm nhiều địa danh khác tọa lạc tại vườn quốc gia Ba Vì và các khu lân cận như: Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, chùa Tản Viên Sơn, khu di tích Đền thờ Bác Hồ, hoặc tham quan khu di tích lịch sử K9 nổi tiếng, cách vườn quốc gia Ba Vì chỉ 15km trên hành trình về lại Thủ đô.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

(PNTĐ) - Điểm lại lịch sử điện ảnh Việt, dòng phim về chiến tranh tuy không sôi động nhưng mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, trở thành những bài học lịch sử sống động đi vào lòng người, nhắc nhở chúng ta không quên những năm tháng cha anh đã sống và chiến đấu như thế, không quên lịch sử nước nhà đã trải qua những gì để có cuộc sống hòa bình, êm ấm như hôm nay… Cũng vì vậy, chúng ta thật sự phấn chấn khi dòng phim chiến tranh đang “nở rộ” và được công chúng đón nhận nhiệt tình gần đây.
169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

(PNTĐ) - Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.