Dinh dưỡng hợp lý ngày xuân

Yên Hưng (t/h)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tết là dịp mọi người thường dành nhiều thời gian đi chơi và ăn uống thoải mái, dễ dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí khó khăn trong kiểm soát cân nặng. Lịch trình ăn uống này còn kéo dài đến hết tháng Giêng với các cuộc hội họp, gặp gỡ tân xuân. Cân đối dinh dưỡng chủ động là cách để chúng ta duy trì sức khỏe, vóc dáng, tinh thần khi trở lại làm việc.

Nên ăn gì để khỏe mạnh, năng động

Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo các chuyên gia, chúng ta nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan, măng tre, giá, bắp cải, cà rốt, su hào, nấm… Các chất này đóng vai trò chất xơ không hòa tan, góp phần hạn chế sự hấp thu chất béo và đào thải ra khỏi cơ thể.

Ăn thêm gia vị như hành, tỏi, củ nghệ, mùi tây, húng quế… Các chất này giúp nâng cao hiệu quả của các vitamin nhóm B, giúp tăng cường chuyển hóa và giảm béo. Một nghiên cứu được công bố tại Mỹ cho thấy chiết xuất tỏi, bột nghệ kết hợp với tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm mỡ máu thực sự rõ ràng. Đồng thời tăng cường khả năng trao đổi chất, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Ăn thêm cá, rong biển, ốc, hến thay cho thịt, giúp dễ tiêu và không làm tăng thêm lượng calo cho cơ thể. Nên lựa chọn các loại thịt nạc, lọc bỏ mỡ: Ức, lườn gà, vịt, ngan… và các loại thủy hải sản: Cá, tôm, cua… sẽ hạn chế được chất béo, tăng cường lượng canxi… Ngoài ra, chúng ta nên chọn sử dụng các thực phẩm ít béo được xếp vào nhóm ngũ cốc tốt cho sức khỏe: Gạo lức, bánh mỳ lúa mạch, khoai, ngô, đậu, đậu phụ… Để đảm bảo mỗi bữa bạn vẫn ăn no thì các loại thức ăn nhiều khối lượng mà ít năng lượng như miến dong, su hào, bắp cải, súp lơ, măng, nấm, cà  chua, các loại rau xanh… nên được ưu tiên sử dụng.

Dinh dưỡng hợp lý ngày xuân - ảnh 1
Ảnh minh họa

Rau sống, rau thơm là món được khuyên dùng vì rất tốt cho sức khỏe, cung cấp cho cơ thể một lượng các vitamin A và C được bảo toàn gần như nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với rau nấu chín. Rau lá xanh ăn sống giúp bảo tồn và cải thiện lượng acid folic, một chất rất quan trọng cho việc tạo huyết sắc tố, chống thiếu máu. Đặc biệt, chúng ta hãy cố gắng ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và ăn vừa đủ; nên chế biến thức ăn tươi sống, đồng thời hạn chế ăn đồ đóng hộp, các món ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn thừa. Đây là cách bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn trong những ngày Tết.

Không nên ăn gì sau Tết

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người dân khi chế biến thực phẩm nên luộc, hầm hoặc là hấp sẽ giữ lại tối đa chất dinh dưỡng; hạn chế các món chiên, món nướng, xào, rán để tránh nạp thêm chất béo vào cơ thể. Không nên đột ngột cắt giảm các bữa ăn chính để giảm cân sau Tết sẽ tạo thay đổi bất ngờ và thiếu khoa học. Điều này làm cho cơ thể không những không hết uể oải, mà còn mệt mỏi hơn sau Tết.

Hạn chế dầu mỡ: Đây là biện pháp hạn chế chất béo và cholesterol nạp vào cơ thể. Trong những ngày họp mặt cơ quan hay tiệc tân niên với bạn bè, bạn nên tránh những món ăn có nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật: Thịt nhiều mỡ, da gà, vịt, giò mỡ, các món chiên rán… Bạn cũng cần phải tránh xa các món ngọt như: Bánh, kẹo, nước ngọt, món ăn nhanh chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp… vì chúng sẽ làm bạn tăng cân khó kiểm soát.

Với những người bị thấp khớp, tiểu đường, mỡ máu tim mạch, cao huyết áp cần đặc biệt chú ý đến một chế độ ăn uống điều độ, không nên ăn nhiều các món chứa nhiều muối, chất béo, bột đường; hạn chế ăn các loại dưa muối, lạp xưởng, giò thủ, bánh chưng, bánh tét, thịt kho, da gà…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.