Đường và ung thư

BS Hoàng Phan Quỳnh Trang Khoa Hóa trị liệu và bệnh máu (A6B), Viện Ung thư Bệnh viện TWQĐ 108
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đường và ung thư là 2 vấn đề được rất nhiều người “ràng buộc” với nhau. Có nhiều câu hỏi được đặt ra: Đường có gây ung thư không? Đường có nuôi tế bào ung thư khiến chúng phát triển mạnh hơn? Đường tiêu thụ thông qua thức ăn và đồ uống ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Vậy đâu là quan điểm đúng đắn?

Glucose - nhiên liệu của sự sống

Trên internet có nhiều cảnh báo rằng đường là “cái chết trắng” và “món khoái khẩu của ung thư”. Nhưng ý tưởng cho rằng đường chịu trách nhiệm khởi động hoặc thúc đẩy sự phát triển của ung thư là một sự đơn giản hóa quá mức của một số quá trình sinh học phức tạp.

Đường có nhiều dạng khác nhau, dạng đơn giản nhất chỉ là một phân tử đơn lẻ, chẳng hạn như glucose và fructose. Những phân tử này cũng có thể dính vào nhau theo cặp hoặc thành chuỗi phân tử dài hơn. Tất cả các tổ hợp phân tử đều là carbohydrate và là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta.

Dạng đường mà hầu hết chúng ta sẽ quen thuộc là đường ăn – một loại đường đơn giản hòa tan trong nước và tạo cho mọi thứ có vị ngọt. Tên riêng của nó là sucrose và nó được tạo thành từ các tinh thể glucose và fructose. Khi chuỗi đường dài ra, chúng sẽ mất vị ngọt và không hòa tan trong nước nữa. Những chuỗi này được gọi là polysacarit và tạo thành một thành phần lớn trong thực phẩm giàu tinh bột (như gạo, bánh mì, mì ống và rau củ như khoai tây…). 

Gần như mọi bộ phận của cơ thể chúng ta đều được tạo thành từ các tế bào sống; và có một điểm chung của tất cả các tế bào này là chúng cần năng lượng để tồn tại, thực hiện nhiệm vụ của mình. Glucose là nhiên liệu cơ bản cung cấp năng lượng cho từng tế bào của chúng ta. Ở đây, đường và ung thư bắt đầu xung đột, vì ung thư là bệnh của tế bào.

Đường và ung thư - ảnh 1
Ảnh minh họa

Đường và ung thư

Các tế bào ung thư thường phát triển nhanh chóng, nhân lên với tốc độ nhanh nên tiêu tốn nhiều năng lượng. Điều này có nghĩa chúng cần rất nhiều glucose. Các tế bào ung thư cũng cần nhiều chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như axit amin và chất béo, chúng không chỉ “thèm” ăn đường. Đây là cơ sở mà các “lý luận” cho rằng đường thúc đẩy ung thư ra đời, nếu các tế bào ung thư cần nhiều glucose, thì việc cắt đường khỏi chế độ ăn uống của chúng ta phải giúp ngăn chặn ung thư phát triển và thậm chí có thể ngăn chặn nó phát triển ngay từ đầu.

Thật không may, nó không đơn giản như vậy! Tất cả các tế bào khỏe mạnh của chúng ta đều cần glucose và không có cách nào bảo cơ thể chỉ cung cấp lượng glucose cần thiết cho các tế bào khỏe mạnh, không cung cấp cho bào ung thư. Không có bằng chứng nào cho thấy việc tuân theo chế độ ăn kiêng “không đường” làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc tăng cơ hội sống sót nếu bạn được chẩn đoán.

Và việc tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với lượng carbohydrate rất thấp có thể gây hại cho sức khỏe về lâu dài do loại bỏ các loại thực phẩm là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, bởi vì một số phương pháp điều trị có thể dẫn đến giảm cân và khiến cơ thể chịu nhiều căng thẳng. 

Nếu đường không gây ung thư, tại sao phải lo lắng về nó?

Nếu cắt bỏ đường không giúp điều trị ung thư, thì tại sao các chuyên gia y tế lại khuyến khích mọi người cắt giảm thực phẩm có đường trong chế độ ăn uống? Đó là bởi vì có một mối liên hệ gián tiếp giữa nguy cơ ung thư và đường. Ăn nhiều đường lâu ngày có thể khiến bạn tăng cân và bằng chứng khoa học chắc chắn cho thấy thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư khác nhau. 

Một trong những cách dễ nhất để giảm lượng “đường xấu” là cắt giảm đồ uống có đường. Các loại thực phẩm có đường rõ ràng khác như kẹo, sô cô la, bánh ngọt và bánh quy tốt nhất nên được giữ làm đồ ăn vặt. Đọc nhãn thông tin dinh dưỡng và kiểm tra danh sách thành phần có thể giúp bạn chọn các loại thực phẩm ít đường hơn.

Không có “kết thúc ngọt ngào”

Câu chuyện về đường và ung thư rất phức tạp. Thông điệp rút ra là mặc dù loại bỏ đường sẽ không ngăn chặn được ung thư, nhưng tất cả chúng ta đều có thể giảm nguy cơ mắc ung thư bằng cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh và giảm lượng đường ‘tự do’ trong chế độ ăn uống là một cách tốt để giúp duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Mách bạn, tất cả chúng ta nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu vì những thực phẩm bổ dưỡng này cũng có nhiều chất xơ – điều này không chỉ giúp cơ thể bạn tiêu hóa đường tự nhiên chậm hơn (giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh), mà còn làm giảm nguy cơ ung thư ruột.

(Dịch từ nguồn: https://news.cancerresearchuk.org/2020/10/20/sugar-and-cancer-what-you-need-to-know/)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.