Ép buộc đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội bị xử lý ra sao?

Luật sư Hồng Hải
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều nơi tổ chức lễ hội. Bên cạnh những giá trị tích cực mà lễ hội mang lại cho người dân thì khi tham dự, còn không ít các biểu hiện lệch lạc như Ban tổ chức ép cư dân địa phương phải đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. Vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Nguyễn Thị Hảo (Đống Đa)

Ép buộc đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội bị xử lý ra sao? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội, hành vi ép buộc cá nhân đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội bị xử phạt với mức tiền cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:

+ Không báo cáo bằng văn bản về kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Chèo kéo những người tham gia lễ hội sử dụng dịch vụ và sử dụng hàng hóa của mình.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:

+ Không thành lập ban tổ chức lễ hội theo quy định của pháp luật;

+ Có hành vi bán vé hoặc thu tiền tham dự lễ hội trái quy định pháp luật;

+ Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh tuy nhiên nhà vệ sinh không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật trong khu vực lễ hội và di tích;

+ Có hành vi không tuyên truyền hoặc giới thiệu mục đích, giới thiệu ý nghĩa và giới thiệu về giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc biển và các hình thức tuyên truyền khác;

+ Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể liên hệ và tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:

+ Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi cá nhân;

+ Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong quá trình tổ chức lễ hội.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:

+ Phục hồi phong tục và phục hồi tập quán gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nhân cách của con người hoặc gây ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam;

+ Ép buộc các tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội trái quy định pháp luật.

Như vậy hành vi ép buộc cá nhân đóng góp kinh phí trong quá trình tổ chức lễ hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 -10.000.000 đồng. Bên cạnh đó hành vi này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bắt buộc phải hoàn trả lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về hành chính.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.
Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

(PNTĐ) - Nữ cựu chiến binh Trần Thị Kim Dung, chi hội trưởng Cựu chiến binh Tổ dân phố Kim Bài - thị trấn Kim Bài là một trong những tấm gương sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc sống, bà là tấm gương bình dị, luôn tận tâm, trách nhiệm, vì công việc chung, vì cộng đồng. Trong gia đình, bà là người mẹ hiền, người vợ đảm đang.
Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc "lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.
Những bước chân tiên phong trong lĩnh vực AI

Những bước chân tiên phong trong lĩnh vực AI

(PNTĐ) - Anima Anandkumar không chỉ là một nhà khoa học dữ liệu hàng đầu mà còn là một nhân vật tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Sự cống hiến và những đóng góp của cô không chỉ nằm ở các nghiên cứu đột phá mà còn ở sự cam kết thúc đẩy sự phát triển có đạo đức và bao trùm của AI.