Hành trình trở thành nhà hoạt động chống bắt nạt của “cô gái có râu”

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Luôn bị chê cười, bắt nạt vì có bộ râu rậm nhưng giờ đây, cô Harnaam Kaur được biết đến là một nhà hoạt động chống lại sự bắt nạt và kêu gọi mọi người tự tin về cơ thể của mình.

Những ngày buồn tủi

Từ năm 11 tuổi, gương mặt Harnaam Kaur đã mọc râu, lông ở ngực và cánh tay cô cũng rậm rạp. Nguyên nhân đến từ hội chứng buồng trứng đa nang, một chứng bệnh khiến tóc, râu phát triển nhanh hơn bình thường. Cô kể lại, thời gian đầu, bản thân đã dùng dao cạo và sáp nóng nhưng không hiệu quả, sau đó cô đã phải tiêu tốn đến hàng ngàn bảng Anh để triệt bộ râu quai nón, lông ở ngực, cánh tay nhưng kết quả vẫn không được như ý. Thậm chí, da của Kaur còn trở nên rất thô ráp và bị rách khi tẩy lông. 

Chính vì khuyết điểm này nên cô luôn phải sống trong cảnh bị bạn bè bắt nạt. “Tôi là một con vịt xấu xí trong trường. Tôi từng bị nhiều người khác nhau bắt nạt trong giai đoạn đi học. Vì thế, thời gian đi học của tôi chẳng khác gì địa ngục trần gian cả”, Harnaam kể về những ngày đi học của mình. Đối diện với những lời chê bai, chế giễu từ mọi người xung quanh khiến cô từng gục ngã. Cô gái 31 tuổi tâm sự: “Những kẻ bắt nạt đã khiến cuộc sống của tôi trở thành địa ngục trần gian mỗi ngày. Tôi không thể tận hưởng những niềm vui khi là một nữ sinh, không đạt được nhiều thành tích khi còn ngồi trên ghế nhà trường vì tất cả những sự bắt nạt này”. Đặc biệt, sự chán nản về ngoại hình đã khiến Harnaam Kaur bắt đầu tự làm hại bản thân và nghĩ đến việc tự tử. “Tôi đã nghĩ về tất cả những sự tiêu cực cũng như cách thức để kết thúc cuộc sống của chính mình”, Harnaam bày tỏ.

Hành trình trở thành nhà hoạt động chống bắt nạt của “cô gái có râu” - ảnh 1
Harnaam Kaur tự tin “để râu” và mặc những bộ đồ nữ tính để khẳng định vẻ đẹp có thể được cảm nhận theo nhiều cách Ảnh: NVCC

Vượt qua mặc cảm

Sau khi theo một tôn giáo cấm cắt tóc, Harnaam dần chấp nhận những khiếm khuyết trên cơ thể của mình. Từ đây, cô cũng dần trở thành một người phụ nữ can đảm khi đối mặt với những thách thức cuộc sống. Cô gái trẻ đã quyết định giữ nguyên bộ râu và không ngại vượt qua các chuẩn mực xã hội. Cô chia sẻ: “Tôi quyết định biến tất cả năng lượng tiêu cực đó thành năng lượng tích cực và nhận ra rằng tôi muốn sống một cuộc sống hạnh phúc. Tôi quyết định để râu và chấp nhận cơ thể của mình theo cách mà nó được hình thành”. 

Năm 2015, từ thành phố Slough, hạt Berkshire (Anh), Harnaam Kaur đã xuất hiện trong chương trình “This Morning” của ITV để lên tiếng và kêu gọi sự giúp đỡ các nạn nhân bị bắt nạt, quấy rối. Cô cũng là một nạn nhân trong số đó chỉ bởi ngoại hình khác biệt của mình. Hiện tại, Harnaam Kaur là một nhà hoạt động chống bắt nạt và kêu gọi sự tự tin về cơ thể. Cô gái hoàn toàn chấp nhận vẻ ngoài có phần độc đáo của mình và hy vọng có thể khuyến khích những người khác làm điều tương tự.

Nhìn lại bản thân, cô khẳng định: “Tôi cảm thấy vẻ ngoài chính là nguồn năng lượng truyền sức mạnh để tôi bước ra thế giới. Tôi muốn mọi người có một cái nhìn đa dạng về vẻ đẹp”. Vì vậy, mặc dù có râu nhưng Kaur luôn cố gắng để tôn lên vẻ nữ tính của mình. Cô mua những bộ váy đẹp, trang điểm và làm móng. Là một diễn giả truyền cảm hứng, cô còn thường xuyên chia sẻ hình ảnh tích cực của mình trên trang Instagram cá nhân và thu hút hơn 170.000 lượt theo dõi. Harnaam Kaur bày tỏ: “Tôi cầu nguyện rằng những người theo dõi tôi sẽ đều trở nên tự tin và mạnh mẽ. Tôi tin tưởng họ sẽ thấy rằng, vẻ đẹp không chỉ nằm ở bên ngoài mà còn là vẻ đẹp nội tâm bên trong mỗi người”. 

Mùa hè vừa qua, Harnaam Kaur đã tổ chức một khóa học cho những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Chia sẻ về khóa học, cô nói: “Tôi biết có rất nhiều người phải vật lộn với chứng bệnh này. Vì vậy tôi nghĩ rằng, thật thiếu công bằng nếu tôi không lên tiếng và để nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn như tôi từng trải qua”. Cô ấy đã và đang sử dụng những nền tảng mạng xã hội của mình để hướng dẫn, chia sẻ với mọi người và giúp họ chấp nhận bản thân. Harnaam bày tỏ, khi có thể nói ra sự thật, chia sẻ và kết nối với những người khác, đó là cảm giác rất tuyệt vời. “Tôi quyết định biến tất cả năng lượng tiêu cực đó thành năng lượng tích cực và nhận ra rằng tôi muốn sống một cuộc sống hạnh phúc. Tôi quyết định để râu và chấp nhận cơ thể của mình theo cách mà nó được hình thành”, cô nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.