Khi không còn cha mẹ, anh chỉ là khách xa quê

Chia sẻ

Đây là lần đầu tiên sau khi cha mẹ qua đời, anh lại mới về quê. Cha anh mất sớm, mẹ anh cũng ra đi cách đây ba năm.

1

Một người bà con dưới quê có con đi lấy chồng, mời anh về uống rượu mừng, anh vui vẻ nhận lời.

Về đến quê, vừa bước chân xuống xe, anh có chút thẫn thờ. Ngày mai mới là tiệc cưới, không biết nên về thẳng nhà người họ hàng, hay là tìm một khách sạn, nghỉ lại rồi ngày mai hãy về quê?

Đây là lần đầu tiên sau khi cha mẹ qua đời, anh lại mới về quê. Cha anh mất sớm, mẹ anh cũng ra đi cách đây ba năm. Lo xong tang lễ cho mẹ, anh lưu lại nhà cô em gái ở thị trấn huyện mấy hôm. Lúc chia tay, cô em gái nói với anh: “Anh à, sau này có về quê thì cứ ghé qua nhà em ở nhé!”. Lúc đó, anh gật gật đầu.

Thế nhưng lần về quê này, đứng tại lối ra của cái bến xe vừa quen, vừa lạ, anh chợt nhận ra rằng, không biết mình nên đi đâu.

2
Trước đây thì dĩ nhiên không phải như vậy.

Khi cha mẹ còn sống, mỗi lần về quê, dù sớm hay muộn anh đều thấy rất yên lòng. Anh thuê xe, chạy một mạch hơn 20 cây số từ thị trấn huyện về quê, nơi anh đã từng lớn lên.

Có khi, anh báo trước cho cha mẹ biết là mình sẽ về, có khi anh lại đột nhiên xuất hiện trước cổng khiến cha mẹ vừa ngạc nhiên, vừa mừng và trách anh về “tập kích bất ngờ”, cũng có khi anh không vội về nhà trước mà dừng chân ở nhà em gái tại thị trấn huyện, sau đó mới cùng cả nhà em gái hợp thành một bọn đông đúc, ồn ào, rầm rộ kéo nhau về quê.

Mới đến đầu thôn đã thấy mẹ già vắt tay lên trán, đứng ngóng trông, sương rơi ướt đầm cả ống quần. Có trời mới biết được mẹ đã ra đứng ở đầu làng từ lúc mấy giờ, chắc là do em gái đã báo trước cho mẹ.

Mỗi lần cả nhà “khởi binh”về quê như vậy, ngôi nhà cũ lại vang lên tiếng nói, cười vui vẻ, rộn rã, đầy ắp niềm yêu thương.

Đó mới đúng là hương vị quen thuộc của ngôi nhà cũ của anh, hương vị của quê hương.

Minh họa sưu tầmMinh họa sưu tầm

3
Nhưng lần này, đột nhiên anh không biết đi đâu.

Anh tự nhiên có thể đến nhà em gái mình như trước. Hai anh em rất thân nhau, con gái của em anh cũng rất quý cậu nó. Nhưng, rốt cuộc đây là nhà em gái của anh, trước đây anh có dừng chân lại đây, thậm chí mấy ngày thì cũng chẳng thành vấn đề, bởi vì anh có ngôi nhà của mình ở dưới quê, ở đó có cha mẹ đang chờ và anh có thể về đó bất kỳ lúc nào.

Bây giờ, đến nhà em gái thì chỉ có thể ở đó, không thể “trung chuyển” đi đâu nữa, anh thực sự trở thành người khách đến ở nhờ. Nghĩ đến đó, đột nhiên anh mất hết hứng thú, không muốn đến nhà em gái nữa.

Hãy về nơi ở cũ trước xem đã. Trong thâm tâm, anh dùng từ “nơi ở cũ” chứ không phải “nhà”. Cha mẹ mất cả rồi thì đó cũng chẳng còn là “nhà” của anh nữa.

Anh gọi xe về nhà cũ, dặn lái xe chờ mình bên đường vì anh còn phải quay về thành phố. Một góc tường nhà cũ đã đổ sập. Sau khi cha mẹ qua đời, anh và em gái đã thu xếp di vật của cha mẹ, khóa cửa và từ bấy tới giờ chưa quay trở lại.

Anh dạo qua ngôi nhà cũ mấy vòng, ngôi nhà cũ nát, sập xệ, như ngôi nhà trong lòng anh.

4
Đến đầu làng, anh gặp một người láng giềng. Người này nói nửa chừng: “Về...” thì dừng lại, đổi thành lời mời: “Hay là về nhà tôi ngồi chơi một chốc đi!”.

Anh cảm ơn người láng giềng và ngay lúc đó anh nhận ra rằng, đối với người từ nhỏ đến nay lớn lên ở làng quê như người láng giềng nọ thì mình đúng là khách.

Anh lên xe, quay về thành phố, vào một khách sạn. Do dự một lát, anh lấy điện thoại gọi cho em gái biết là mình đã về thị trấn, đang ở khách sạn. Cô em trách: “Khách sạn nào, sao anh không về nhà?” thì anh chỉ biết cười gượng. Cô em nói tiếp: “Vậy thì anh qua em ăn cơm tối nhé!”, anh gật đầu, đồng ý.

Về đến cửa nhà cô em gái, anh gặp cô vừa đi mua đồ ăn về. Một người láng giềng gật đầu chào anh rồi hỏi cô em gái: “Nhà cô có khách hả?”, cô em lập tức đáp: “Khách khứa gì đâu, anh trai tôi đấy!”.

Câu trả lời của em gái khiến anh cảm động nhưng anh biết, người láng giềng nọ đã đúng. Tại nhà em gái mình, anh là khách; tại quê hương, anh cũng chỉ là khách, chỉ là khách thôi!

Bữa tối hôm đó, anh đã uống hơi nhiều. Về đến khách sạn, anh mơ hồ tiếp điện thoại của con trai, nó hỏi: “Bố, mai bố sẽ ở nhà chứ? Mai chúng ta về nhà hở bố?”. Anh đáp: “Bố đã về quê rồi, nhưng, có mẹ con ở nhà đấy thôi!”.

Anh buông điện thoại, nước mắt đầm đìa.

Tại quê hương, anh đã là khách. Tuy nhiên, chỉ cần có anh, có vợ anh thì căn nhà ở nơi xa ấy, nó đương nhiên là nhà của con trai anh!

TÔN ĐẠO VINH (TQ)

Trần Dân Phong (dịch)

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã sáng tạo, đổi mới, thành lập và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay, triển khai thực hiện hoạt động phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường hướng tới đảm bảo thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường về quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ 1/1/2025.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.
Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

(PNTĐ) - Nhận thức tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển Thủ đô, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện tốt công tác gia đình. Qua đó, nhiều cách làm hay trong tuyên truyền, giáo dục, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ ở Hà Nội được triển khai hiệu quả.
Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

(PNTĐ) -  Câu hỏi: Chồng em là người nước ngoài, còn em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Khi em sinh con ở Việt Nam thì con em đương nhiên có quốc tịch Việt Nam hay không? Vợ chồng em muốn đặt họ tên con trên Giấy khai sinh bằng tiếng nước ngoài theo bố thì có được cơ quan Nhà nước chấp nhận hay không? Hà Phương Lan (Quốc Oai)