Mùa Vu Lan này mẹ vẫn có bà

Chia sẻ

Bà ngoại tôi mất vào đúng mùa Vu Lan. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bà, tôi lại được theo bố mẹ về quê ngoại. Tôi và bố dọn dẹp nhà cửa, mẹ nấu cơm cúng, sau đó, cả nhà ra mộ mời bà về nhà với con cháu.

Mâm cơm cúng bà tôi lạ lắm, không bao giờ thiếu bát cháo trắng và đĩa tép riu rang khế. Chỉ hai món đơn giản đó thôi mà mẹ nấu cẩn thận, như thể đó mới là những món sơn hào hải vị. Mẹ còn bày lên ban thờ bà mấy bộ quần áo giấy màu sắc sặc sỡ, một đôi hài đính hoa. Mẹ bảo, ngày trước, những bát cháo trắng và tép riu rang đã giúp bà sinh tồn để còn nuôi mẹ tôi khôn lớn. Ăn uống thì đạm bạc, nhưng bà chẳng ốm bao giờ. Nói đúng hơn là bà chẳng cho phép mình được quyền ốm vì ốm thì sẽ tốn tiền thuốc thang. Bà còn bảo mẹ: “Mai này mẹ mất đi, đến ngày giỗ, con cứ nấu cho mẹ mấy món quen thuộc. Mẹ chỉ cần thế thôi. Nấu các món khác mẹ không quen, con mời về mẹ lại chẳng ăn được”.

Câu nói ấy của bà khắc sâu trong tâm trí mẹ, khiến mẹ tôi cứ áy náy vì cả đời bà phải sống trong khó khăn. Khi mẹ có điều kiện phụng dưỡng lại bà thì bà đã yếu rồi. Ngày giỗ, mẹ tự tay nấu hai món bà yêu thích để khi về dùng cơm, bà sẽ được ăn thật ngon miệng. Mẹ tôi cũng kể về ý nghĩa những bộ quần áo mẹ đặt trên ban thờ. Do nhà khó khăn nên bà tôi chẳng mấy khi được mặc quần áo đẹp và cũng không dám mặc đẹp. Quần áo của bà chủ yếu là màu đen, nâu vì bà bảo, hai màu đó sạch, mặc được lâu mà trông lại không bị cũ, bẩn. Nhớ hồi bà mất, mẹ tôi mở tủ quần áo của bà, thấy có những bộ áo đã sờn bà vẫn cố mặc. Quần áo mới mẹ thi thoảng gửi biếu, bà giữ lại hết, cất dưới đáy tủ để dành. Mẹ tôi vừa khóc, vừa chọn lấy bộ quần áo đẹp nhất, mặc cho bà lần cuối. Sau đó, hàng năm, cứ vào dịp giỗ bà, mẹ tôi lại gửi cho bà thật nhiều quần áo mới sặc sỡ. Mẹ tôi mong bà sẽ không còn lo thiếu thốn và có thể xúng xính mặc đồ, đi hài… dạo chơi ở nơi tiên cảnh.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Năm nay, còn 1 tháng nữa là tới ngày giỗ của bà, mẹ tôi lấy chiếc bút đỏ, đánh dấu lên tờ lịch. Mẹ bảo: Cả nhà mình chuẩn bị lại về quê với bà, con nhé. Tôi vâng, hiểu rằng ngày giỗ bà với mẹ vô cùng quan trọng. Mẹ tôi sẽ được trở về với những ngày còn có mẹ. Sau khi lấy chồng, lập nghiệp ở thành phố, mẹ tôi không còn được sống gần bà nhưng tình mẫu tử thì không hề xa cách. Trước khi mất nửa năm, bà tôi bị hôn mê, phải nằm viện. Ngày ngày, mẹ vào viện chăm bà nhưng bà đã chìm trong trạng thái vô thức. Biết là bà sẽ không bao giờ tỉnh lại song mẹ tôi vẫn được an ủi vì còn thấy bà hiện hữu trên đời. Bà mất rồi, mẹ tôi bị hụt hẫng mất một thời gian dài.

Năm nay, sát ngày giỗ, do dịch bùng phát nên Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Nghĩa là nhà tôi sẽ không thể về quê giỗ bà như dự tính. Mẹ tôi buồn lắm, cứ đi ra đi vào. Tôi nhìn mẹ ngồi thẫn thờ lật giở tấm album cũ, tay chạm nhẹ lên tấm ảnh chụp bà.

- Mẹ nhớ bà phải không mẹ?

- Mẹ tôi gạt nước mắt, vội ôm lấy tôi: Lúc nào con như mẹ, con sẽ hiểu được cảm giác này. Vẫn biết là sinh lão bệnh tử không tránh khỏi được, nhưng, mẹ vẫn thấy buồn lắm. Năm nay, mẹ sẽ không thể về với bà. Một năm chỉ có một ngày giỗ, vậy mà cũng chẳng làm được…

Tôi không biết bố đã nghe thấy câu chuyện của mẹ con tôi thế nào. Chỉ biết, một tối, sau bữa cơm, bố đột nhiên nói với mẹ tôi:

- Năm nay nhà mình không về quê được. Vợ chồng mình giỗ mẹ ở nhà mình nhé.

Mẹ tôi tròn mắt nhìn bố, rồi bảo:

- Đâu có thể làm thế được. Em là dâu con, sao thờ mẹ trong nhà chồng được.

- Không sao cả. Anh sẽ xin phép ông bà nội cho đón bà ngoại về đây. Các cụ thông gia về cùng một nhà lại vui em ạ.

Đó là lần đầu tiên, chúng tôi làm giỗ bà ngoại tại nhà. Mẹ tôi lại tự tay đặt lên ban thờ bát cháo trắng và đĩa tép riu rang khế. Vì dịch mà chúng tôi không mua biếu bà được quần áo mới, nhưng mẹ tôi nói là bà sẽ thông cảm.

Năm nay vì dịch bệnh, con không về quê được nên chúng con mời mẹ về nhà với chúng con mẹ nhé.

Tôi đứng cạnh mẹ, thấy gương mặt mẹ vui và thanh thản lắm. “Vậy là mùa Vu lan này, mẹ vẫn có bà ở bên”- mẹ tôi đứng trước ban thờ bà, thì thầm.

Tối đó, mẹ nói chuyện với bố: Cảm ơn anh đã cùng gánh vác chữ hiếu với em. Vậy là em không còn cảm thấy áy náy nữa.

Bố tôi đáp: Không ai quy định mình chỉ được giỗ bố mẹ ở đâu mà cái tâm mình thấy cần làm gì thì mình làm em ạ. Hết dịch, cả nhà mình sẽ lại cùng về quê, ra mộ thắp hương cho bà.

THÁI THỊ THU

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã sáng tạo, đổi mới, thành lập và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay, triển khai thực hiện hoạt động phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường hướng tới đảm bảo thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường về quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ 1/1/2025.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.
Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

(PNTĐ) - Nhận thức tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển Thủ đô, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện tốt công tác gia đình. Qua đó, nhiều cách làm hay trong tuyên truyền, giáo dục, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ ở Hà Nội được triển khai hiệu quả.
Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

(PNTĐ) -  Câu hỏi: Chồng em là người nước ngoài, còn em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Khi em sinh con ở Việt Nam thì con em đương nhiên có quốc tịch Việt Nam hay không? Vợ chồng em muốn đặt họ tên con trên Giấy khai sinh bằng tiếng nước ngoài theo bố thì có được cơ quan Nhà nước chấp nhận hay không? Hà Phương Lan (Quốc Oai)