Nên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 hay không?

Chia sẻ

Câu hỏi
Hiện nay, tôi thấy có nhiều ý kiến tranh luận về quan điểm có nên tiêm vắc-xin phòng bệnh Covid-19 hay không, khiến tôi phân vân và không yên tâm, chưa biết nên quyết định như thế nào. Xin quý Báo cho tôi hỏi quy trình nhập vắc-xin, vận chuyển và bảo quản như thế nào để có thể đảm bảo được chất lượng? Nơi thực hiện việc tiêm chủng sẽ được trang bị như thế nào thì được coi là đủ điều kiện và quy trình thực hiện việc tiêm chủng? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Hồng Gấm (Thạch Thất)

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trả lời
Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn bùng phát mạnh ở một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực, với diễn biến khó ngày càng lường. Khi chưa có thuốc đặc trị thì tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng: Bất cứ vắc-xin nào, không nói riêng vắc-xin phòng Covid-19 đều có những tỷ lệ phản ứng bất lợi. Điều này cũng đúng cho các loại thuốc, dược phẩm. Tuy nhiên, những phản ứng bất lợi này ở tỉ lệ rất thấp và nếu được theo dõi, xử lý kịp thời sẽ ổn. Bạn không nên vì quá lo lắng mà bỏ qua một vũ khí lợi hại bảo vệ chúng ta trước đại dịch Covid-19. Bạn hoàn toàn yên tâm rằng trước khi quyết định việc tiêm vắc-xin trên diện rộng đối với người dân thì quy trình tiêm chủng đã được Bộ Y tế hướng dẫn, tập huấn và kiểm soát hết sức chặt chẽ.

Ngày 1/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng; Trên cơ sở đó, việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc-xin được quy định nghiêm ngặt theo Điều 8, khoản 1 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016. Vắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc-xin theo yêu cầu của nhà sản xuất đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể:

a)Kho bảo quản vắc-xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc;

b)Việc vận chuyển vắc-xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin;

c) Bảo quản vắc-xin tại các điểm tiêm chủng bằng tủ lạnh, phích vắc-xin hoặc hòm lạnh từ khi bắt đầu tiêm chủng đến lúc kết thúc buổi tiêm chủng, trường hợp phải lưu trữ vắc-xin thì phải kiểm tra nhiệt độ bảo quản và ghi chép tối thiểu 2 lần/ngày;
d) Có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng;

Tất cả quy trình trên đều do Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết từng khâu. Khi tiếp nhận vắc-xin, người tiếp nhận vắc-xin có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bảo quản.

• Điều kiện của cơ sở tiêm chủng cố định (Điểm tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh không áp dụng qui định về điều kiện này mà áp dụng riêng).

- Cơ sở vật chất: Khu vực chờ trước khi tiêm chủng phải bố trí đủ chỗ ngồi trong một buổi tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió và thông thoáng; Khu vực thực hiện tư vấn, khám sàng lọc có diện tích tối thiểu là 8m2; Khu vực thực hiện tiêm chủng có diện tích tối thiểu là 8m2; Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có diện tích tối thiểu là 15m2. Các khu vực trên phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều.

- Về trang thiết bị: Có tủ lạnh, phích vắc-xin hoặc hòm lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc-xin; Có đủ thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn và các vật tư cần thiết khác; Có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Có dụng cụ chứa chất thải y tế theo quy định.

- Về nhân sự: Có tối thiểu 3 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 2 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.

Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên; Nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ điều dưỡng trung học trở lên.

Hiện nay, biến chủng mới của virus corona lây lan với tốc độ nhanh, cực kỳ nguy hiểm. Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế về chiến lược nỗ lực tìm kiếm tất cả các nguồn văc-xin để có thể đảm bảo cho người dân Việt Nam thực hiện miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

• Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động: Phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng quy định tại Điều 10 của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016: Có bàn tư vấn, có khám sàng lọc, bàn tiêm chủng, nơi theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng và phải bố trí theo nguyên tắc một chiều. Điểm tiêm chủng phải bảo đảm đủ điều kiện về vệ sinh, che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng, đủ ánh sáng; Có phích vắc-xin hoặc hòm lạnh; Có tối thiểu 2 nhân viên chuyên ngành y, trong đó nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng, người trực tiếp thực hiện tiêm phải có đủ trình độ chuyên môn, phải được tập huấn đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Toàn bộ quy trình tiêm được quy định cụ thể, nhân viên y tế được tập huấn kỹ càng và kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y tế: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Sau khi tiêm chủng người được tiêm chủng cần được theo dõi ít nhất 30 phút, đồng thời hướng dẫn người được tiêm chủng tiếp tục theo dõi những bất thường (nếu có) ở nhà. Với quy trình tiêm chủng chặt chẽ như vậy thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm và mạnh dạn đăng ký để được tiêm phòng. Chỉ có tiêm vắc-xin kết hợp tuân thủ nguyên tắc “5K” mới tạo lá chắn bảo vệ bạn và gia đình trước đại dịch Covid-19.

Luật sư: Trần Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã sáng tạo, đổi mới, thành lập và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay, triển khai thực hiện hoạt động phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường hướng tới đảm bảo thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường về quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ 1/1/2025.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.
Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

Chung tay xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ

(PNTĐ) - Nhận thức tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển Thủ đô, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện tốt công tác gia đình. Qua đó, nhiều cách làm hay trong tuyên truyền, giáo dục, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ ở Hà Nội được triển khai hiệu quả.
Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

Đặt tên con theo tiếng nước ngoài, được không?

(PNTĐ) -  Câu hỏi: Chồng em là người nước ngoài, còn em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Khi em sinh con ở Việt Nam thì con em đương nhiên có quốc tịch Việt Nam hay không? Vợ chồng em muốn đặt họ tên con trên Giấy khai sinh bằng tiếng nước ngoài theo bố thì có được cơ quan Nhà nước chấp nhận hay không? Hà Phương Lan (Quốc Oai)