Nữ doanh nhân nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nữ luật sư và nhà hoạt động xã hội Reshma Saujani – người được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất làm thay đổi thế giới, luôn nỗ lực để đưa phụ nữ tiến tới bình đẳng.

Vượt lên nghịch cảnh

Reshma Saujani sinh năm 1975 tại Illinois (Mỹ), có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ và Uganda. Saujani đã trải qua tuổi thơ đầy khó khăn ở vùng ngoại ô Chicago, khi phải sống trong cảnh nghèo khó và bị phân biệt đối xử. Vì vậy, bà luôn học tập chăm chỉ hơn những người khác để đạt điểm A và được công nhận. Năm 1997, bà tốt nghiệp Cử nhân Khoa học chính trị tại Đại học Illinois Urbana-Champaign và tiếp tục học thạc sĩ chính sách tại trường John F. Kennedy của Đại học Harvard, sau đó tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại trường Luật Yale.

Saujani còn được biết đến là người phụ nữ gốc Ấn đầu tiên tranh cử vào Quốc hội Mỹ năm 2010. Tuy nhiên, nhiều người đã không khuyến khích bà làm việc này. “Tôi liên tục nghe được những câu nói đại loại như không nên tham gia tranh cử bởi sẽ không có ai ủng hộ hay vị trí trong chính trường không thể nào là của một phụ nữ nhập cư. Thậm chí tôi còn được yêu cầu phải giữ im lặng", bà nói. Những điều này không khiến bà nản lòng, đặc biệt, khi biết mình có thai trong lúc đang tranh cử vào Quốc hội, bà càng trở nên mạnh mẽ hơn với hai ước mơ của mình: Tranh cử và làm mẹ.

Tuy nhiên, những áp lực đã khiến bà bị sảy thai. Trong cuốn sách "Pay Up" của mình, Saujani đã thể hiện sự "thách thức" đối với những định kiến bất bình đẳng của phụ nữ cả ở nơi làm việc và ở nhà. Như nhiều phụ nữ khác, Saujani gần như bị đại dịch đè bẹp và bà luôn có suy nghĩ rằng phải làm việc chăm chỉ hơn để được xã hội công nhận. Năm 2013, bà từ chối một vị trí cấp cao trong văn phòng Thị trưởng thành phố New York và từ bỏ chính trường. Gác lại giấc mơ làm chính trị, Saujani có thêm thời gian cho giấc mơ lớn nhất của cuộc đời mình là xây dựng "Girls Who Code" - tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất dành cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong học tập và lao động ở lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Kể từ khi được thành lập vào năm 2012, tổ chức này đã giúp đỡ và giáo dục hàng trăm ngàn phụ nữ cách lập trình nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ.

Nữ doanh nhân nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới  - ảnh 1
Reshma Saujani luôn nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho phụ nữ.
Ảnh: Marieclaire

Đáng chú ý, “Girls Who Code” đã đặt mục tiêu dạy 1 triệu trẻ em gái lập trình vào năm 2020. Mục tiêu này ban đầu bị nhiều người coi là một tham vọng phi thực tế, nhưng Saujani không nản lòng. Bà tin rằng, với các nguồn lực và sự hỗ trợ phù hợp, tổ chức của mình hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này và tạo ra sự thay đổi thực sự trong ngành công nghệ.

Luôn hướng đến sự bình đẳng

Saujani cũng được biết đến là người ủng hộ văn hóa đổi mới trong công tác quản lý và lãnh đạo.  Sau hơn 10 năm thành lập, bà thông báo từ chức Giám đốc điều hành của “Girls Who Code” năm 2021 để đảm nhận vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị. Đây là một quyết định khó khăn với nhà lãnh đạo khi phải từ bỏ quyền quản lý dự án tâm huyết của mình. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Saujani, một phần cơ bản trong việc thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng của tổ chức là phải nhận ra thời điểm thích hợp cần thay đổi, cũng như tạo điều kiện cho những quan điểm và tiếng nói mới. “Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo không thể hoặc không nên ở mãi trong một tổ chức. Một tổ chức cũng không thể phát triển nếu cứ có mãi một người lãnh đạo”, Saujani chia sẻ với tạp chí Forbes.

Mặc dù không còn điều hành "Girls Who Code", nhưng phong trào mới của bà - "Kế hoạch Marshall dành cho các bà mẹ" đã nổi lên và trở thành một giải pháp trực tiếp cho những bất bình đẳng mà phụ nữ gặp phải ở nhà cũng như tại nơi làm việc. Theo đó, Saujani - hiện là bà mẹ hai con đã vạch ra một kế hoạch chi tiết về cách biến “nơi làm việc trở nên thân thiện hơn với các bà mẹ”. Bà chia sẻ: “Tôi tin phụ nữ hoàn toàn có thể đạt được sự bình đẳng nếu chính tự mỗi người gạt bỏ đi những định kiến về bản thân và dám nói lên suy nghĩ, cũng như dám thực hiện những hành động mà bản thân mong muốn".

Saujani còn gây ấn tượng bởi phong cách sẵn sàng chấp nhận rủi ro và theo đuổi những mục tiêu đầy tham vọng. Bà được đánh giá cao bởi quan điểm sống tích cực, biết vượt qua nỗi sợ hãi khi gặp nghịch cảnh và coi thất bại như một cơ hội để học hỏi.

Saujani là người phụ nữ đặc trưng bởi sự táo bạo, kiên cường và cam kết vững chắc đối với bình đẳng giới. Bà đã được Fortune bình chọn vào danh sách “Những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” năm 2016 và vinh danh trong danh sách “40 Under 40”. Kế đó, tổ chức Fast Company cũng đã trao giải "Tổ chức phi lợi nhuận sáng tạo nhất" cho “Girls Who Code”.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.