“Cùng chơi với bé“: Phương pháp giáo dục thú vị, giúp bé phát triển toàn diện

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - “Cùng chơi với bé” là bộ trách tranh Ehon nổi tiếng đến từ đất nước Nhật Bản, do tác giả Yuichi Kimura vừa sáng tác lời vừa vẽ tranh.

“Cùng chơi với bé“: Phương pháp giáo dục thú vị, giúp bé phát triển toàn diện - ảnh 1
“Cùng chơi với bé” gồm 12 cuốn với nhiều chủ đề gắn với các nội dung sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi.

Bộ sách đã được mua bản quyền và phát hành ở cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Đến nay bộ sách đã phát hành hàng chục ngàn bản tại thị trường Việt Nam, được các bạn nhỏ rất yêu thích.

“Cùng chơi với bé“: Phương pháp giáo dục thú vị, giúp bé phát triển toàn diện - ảnh 2

Xuyên suốt hành trình “vừa học vừa chơi” để trở thành những em bé nề nếp, ngoan ngoãn và lịch sự, các bạn nhỏ sẽ được tham gia vào những trò chơi vui nhộn như Ú òa! Ú òa, Cù lét, Đố vui hỏi đáp, Đoán hành động… để phát triển kĩ năng sống cần thiết như: Học cách nói lời xin chào, tạm biệt, Rèn thói quen, nề nếp tốt, Biết giữ vệ sinh, chăm sóc thân thể, Có kĩ năng tự lập, Biết lễ phép, lịch sự, Biết thể hiện tình yêu thương...

“Cùng chơi với bé“: Phương pháp giáo dục thú vị, giúp bé phát triển toàn diện - ảnh 3

Với hình thức sách tranh tương tác lật giở độc đáo, bộ sách mang đến nhiều trải nghiệm thú vị khi đọc sách, các bạn nhỏ sẽ luôn thấy bất ngờ khi lật giở từng trang sách vui nhộn và đầy màu sắc, với minh họa vô cùng dễ thương. Các bậc phụ huynh cũng có thể sáng tạo ra nhiều cách đọc - tương tác cùng bộ sách để kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ nhỏ, như vừa đọc vừa đoán tên nhân vật hoặc hành động; vừa đọc vừa hỏi trẻ về cảm xúc khi đọc, ý nghĩa trong hành động của mỗi nhân vật...

“Cùng chơi với bé“: Phương pháp giáo dục thú vị, giúp bé phát triển toàn diện - ảnh 4

Một điểm thú vị của bộ sách chính là sự lặp đi lặp lại trong hành động của các nhân vật và chi tiết, không chỉ khiến các bạn nhỏ bật cười thích thú mà còn giúp ghi nhớ bài học tốt hơn. Bộ sách cũng khuyến khích các bậc cha mẹ dành thời gian cùng đọc sách và chơi đùa với con trẻ mỗi ngày. 

Yuichi Kimura sinh năm 1963 tại Nhật Bản. Ông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình và là tác giả viết sách thiếu nhi. Ông đã đạt được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp sáng tác của mình. Bộ sách "Một đêm giông bão" ông sáng tác năm 1994, đã được chuyển thể thành nhiều phiên bản như truyện tranh, phim hoạt hình, sản phẩm nghe nhìn...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

(PNTĐ) - Tại không gian thân thuộc của Nhà xuất bản Kim Đồng, triển lãm “Gặp tôi trong tương lai” chính thức khai mạc, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng những nội dung sách thiếu nhi sáng tạo, mang đậm tinh thần bình đẳng giới và tôn vinh quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của trẻ em.
“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

(PNTĐ) - “Gặp tôi trong tương lai” là một sáng kiến do The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC) khởi xướng, với sự đồng hành của ECUE-VGEM và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng. Chương trình nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Investing in Women (Đầu tư cho Phụ nữ) - một sáng kiến của Chính phủ Australia.
“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

(PNTĐ) - Trong một thế giới mà phụ nữ lớn tuổi thường bị đóng khung trong hình ảnh của sự hiền hậu, lặng lẽ và cam chịu, tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa mang đến một cái nhìn đầy tươi mới, đậm tinh thần nữ quyền - vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ.
Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

(PNTĐ) - Ngôn ngữ luôn là một trong những biểu hiện rõ ràng và đặc sắc nhất của văn hóa một dân tộc. Với Nhật Bản – quốc gia nổi tiếng bởi sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại – hệ thống chữ viết Kanji không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là kho tàng phản ánh sự tiếp biến văn hóa trong lịch sử dài hàng nghìn năm.