Giải thưởng sách Quốc gia năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ trao giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024 vừa diễn ra tối 29/11 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Năm nay, Nhà xuất bản Kim Đồng vinh dự được trao 4 giải thưởng cho các ấn phẩm nổi bật dành cho thiếu nhi.

4 giải thưởng gồm: Giải B dành cho truyện dài “Nếu một ngày chúng tớ biến mất”, “Nhạc sĩ đường phố” của nhà văn Mộc An (Tủ sách Tuổi thần tiên); và truyện tranh bán hư cấu “Hành trình sáng tạo chữ quốc ngữ” của nhà nghiên cứu Phạm Thị Kiều Ly, họa sĩ Tạ Huy Long. Giải C được trao cho hai cuốn “Soái ca Mèo Mái Ngói”, “Nông trại Hoa Đậu Biếc” của nhà văn Gia Bảo (bộ Chuyện kể trước giờ đi ngủ); và Giải Khuyến khích dành cho truyện dài “Vương quốc Ngộ Nghĩnh” của nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa.

Giải thưởng sách Quốc gia năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi - ảnh 1
Ấn phẩm “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” được trưng bày tại Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024.

“Nếu một ngày chúng tớ biến mất”, “Nhạc sĩ đường phố” là những câu chuyện vui tươi, hấp dẫn nhưng thấm thía về những loài vật bé nhỏ đang biến mất mỗi ngày, khiến bạn đọc tự hỏi mình có thể làm gì để bảo vệ thiên nhiên, môi trường, mang tới khát vọng yêu thương, gần gũi thiên nhiên.

Giải thưởng sách Quốc gia năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi - ảnh 2
“Nếu một ngày chúng tớ biến mất”, “Nhạc sĩ đường phố” được trưng bày tại Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024.

Tác giả Mộc An tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt Trinh, sinh năm 1980 tại Tuy Phước, Bình Định, hiện công tác tại Trường Đại học Quy Nhơn. Chị cũng từng đoạt giải Khát vọng Dế Mèn (Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn) với truyện dài Ở một nơi có rất nhiều rồng năm 2023.

Giải thưởng sách Quốc gia năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi - ảnh 3
(Thứ 2 từ trái qua) Tác giả Phạm Thị Kiều Ly, họa sĩ Tạ Huy Long, BTV Hoàng Thanh Thủy nhận giải B cuốn “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ”.

Truyện tranh bán hư cấu “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” của nhà nghiên cứu Phạm Thị Kiều Ly, Tạ Huy Long là một công trình đặc biệt. Từ luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Kiều Ly về Lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt (1615-1919) tại Đại học Sorbonne Nouvelle năm 2018, sau đó được hiệu chỉnh và in thành sách năm 2022, tại Nhà xuất bản Les Indes Savantes (Pháp), nhóm tác giả đã cùng nhau sáng tạo nên một cuốn truyện tranh để trẻ em có thể hiểu được về hành trình ra đời của chữ Quốc ngữ. Tác giả Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ: “Tôi may mắn có biên tập viên Hoàng Thanh Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long đồng hành và hướng dẫn. Qua 2 năm làm việc cùng nhau, tôi rất hạnh phúc vì học thêm nhiều kỹ năng mới, biết cách chuyển thể một công trình hàn lâm, khô khan sang lời kể bình dị. Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.”

Giải thưởng sách Quốc gia năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi - ảnh 4
(Thứ 2 từ trái qua) Tác giả Gia Bảo và đại diện NXB Kim Đồng nhận giải C hai cuốn “Soái ca Mèo Mái Ngói”, “Nông trại Hoa Đậu Biếc”.

Hai cuốn sách “Soái ca Mèo Mái Ngói”, “Nông trại Hoa Đậu Biếc” của nhà văn Gia Bảo được viết theo thể loại đồng thoại, với nhân vật chính là chú mèo Lọ Nghẹ. Trong “Soái ca Mèo Mái Ngói”, độc giả sẽ nhận ra, chỉ cần tấm lòng nghĩa hiệp, bạn nào cũng có thể trở thành thần tượng được xung quanh yêu mến. Với “Nông trại Hoa Đậu Biếc”, bạn đọc sẽ sống giữa thiên nhiên trong lành, chơi cùng cây hoa rực rỡ, chia sẻ với những người bạn mộc mạc chân thành. Truyện gửi gắm thông điệp, không chỉ thêm yêu cuộc sống, bạn còn muốn làm một điều gì đó thật đẹp cho thế giới. Tác giả Gia Bảo từng chia sẻ: “Tôi nhớ lại ngày mình còn nhỏ, rất thích đọc truyện đồng thoại. Bởi vì khi viết đồng thoại, người viết đang nhìn tất cả sự vật xung quanh mình bằng đôi mắt, bằng sự tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ… Bằng tình yêu đối với thể loại này từ khi còn nhỏ, cũng như trải qua quá trình dài làm báo cho thiếu nhi, gần gũi với trẻ con, tôi cảm thấy mình rất hợp khi đặt bút sáng tác với thể loại này. Chỉ có trẻ con mới nhìn được sự kỳ bí, huyền diệu của đồ vật, cỏ cây hoa lá, của những muông thú xung quanh mình.” Nhà văn Gia Bảo sinh năm 1971 tại Sài Gòn, chị hiện đang là Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ. Chị là tác giả của nhiều tác phẩm như: Quay đi và khóc (1994), Cỏ Biển (1995), Những ngôi làng trên triền dốc (2019)…

Giải thưởng sách Quốc gia năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi - ảnh 5
Đại diện NXB Kim Đồng lên nhận thay nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa, giải Khuyến khích tác phẩm “Vương quốc Ngộ Nghĩnh”

Là một cây bút quen thuộc viết cho thiếu nhi, nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa được trao giải cho tác phẩm “Vương quốc Ngộ Nghĩnh”. Trong truyện dài này, tác giả kể về một xứ sở chỉ toàn trẻ con. Các cư dân trong vương quốc tha hồ khám phá, tự do làm những điều mình thích và làm cả những việc mình ghét, mình sợ nữa. Không cần đến bà tiên hay ông bụt giúp đỡ, chẳng bị người lớn rầy la, các cô bé, cậu bé tự sáng tạo nên thế giới thần tiên vui vẻ của chính mình. Mỗi cá tính đều được yêu quí trong xứ sở này. Mỗi cậu bé, cô bé đều là nhân vật đặc biệt theo cách rất riêng. Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa hiện sống và làm việc tại Phan Rang, Ninh Thuận. Chị có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi được yêu thích như: Tay chị tay em, Hành trình biến đổi, Cút cà cút kít, Công chúa nhỏ chăn cừu, Chuyện kể ở lớp Cây Me…

Giải thưởng sách Quốc gia năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi - ảnh 6

Những tác phẩm văn học thiếu nhi được trao giải góp phần cổ vũ, khích lệ các tác giả tiếp tục cống hiến, sáng tác nhiều tác phẩm hay cho các em.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

(PNTĐ) - Tại không gian thân thuộc của Nhà xuất bản Kim Đồng, triển lãm “Gặp tôi trong tương lai” chính thức khai mạc, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng những nội dung sách thiếu nhi sáng tạo, mang đậm tinh thần bình đẳng giới và tôn vinh quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của trẻ em.
“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

(PNTĐ) - “Gặp tôi trong tương lai” là một sáng kiến do The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC) khởi xướng, với sự đồng hành của ECUE-VGEM và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng. Chương trình nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Investing in Women (Đầu tư cho Phụ nữ) - một sáng kiến của Chính phủ Australia.
“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

(PNTĐ) - Trong một thế giới mà phụ nữ lớn tuổi thường bị đóng khung trong hình ảnh của sự hiền hậu, lặng lẽ và cam chịu, tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa mang đến một cái nhìn đầy tươi mới, đậm tinh thần nữ quyền - vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ.
Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

(PNTĐ) - Ngôn ngữ luôn là một trong những biểu hiện rõ ràng và đặc sắc nhất của văn hóa một dân tộc. Với Nhật Bản – quốc gia nổi tiếng bởi sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại – hệ thống chữ viết Kanji không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là kho tàng phản ánh sự tiếp biến văn hóa trong lịch sử dài hàng nghìn năm.