11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19

Chia sẻ

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1210/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 do Covax Facility hỗ trợ.

Theo đó, có 11 nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng Covid-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên, trong đó nhân viên y tế đứng đầu tiên. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm khoảng 20% dân số cả nước và 95% đối tượng nguy cơ được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 - ảnh 1

Chương trình Covax Facility sẽ cung cấp vắc xin và vật tư tiêm chủng miễn phí để tiêm cho khoảng 15-16% dân số của 92 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vắc xin do Covax Facility cung ứng cho Việt Nam trong quý I, quý II-2021 là vắc xin do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất cung ứng bởi SK Bioscience (SKBio) có điều kiện bảo quản 2-8 độ C. Ngày 29-1-2021, Covax Facility có thư về việc phân bổ khoảng 4,8 triệu liều vắc xin của AstraZenecca sản xuất cho Việt Nam trong quý I, II-2021, số lượng phân bổ tiếp theo sẽ được Covax thông báo sau.

Vắc xin do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất sử dụng 2 liều cho các đối tượng trên 18 tuổi, cách nhau 21 ngày, tiêm bắp. Vắc xin này được hỗ trợ miễn phí nhập khẩu và nhập khẩu qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài hoặc thành phố Hồ Chí Minh, được thông quan ngay lập tức sau khi vắc xin về đến cửa khẩu hàng không, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực trước khi chuyển xuống các tuyến dưới.

Theo quyết định trên, có 11 nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng Covid-19 sắp xếp mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vắc xin cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm: Nhân viên y tế; nhân viên tham gia phòng, chống dịch (Ban Chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...); nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; lực lượng quân đội; lực lượng công an; giáo viên; người trên 65 tuổi; nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...; Những người mắc các bệnh mãn tính; người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Trong 11 nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin, nhân viên y tế và nhân viên tham gia chống dịch được ưu tiên trước tiên. Do đó, theo kế hoạch, dự kiến trong quý I-2021 có khoảng 1,2 triệu liều, tương ứng với việc sẽ tiêm vắc xin Covid-19 cho khoảng 500.000 nhân viên y tế và khoảng 116.000 nhân viên tham gia phòng, chống dịch. Như vậy, dự kiến sẽ có hơn 600.000 nhân viên y tế, nhân viên tham gia phòng, chống dịch Covid-19 được tiêm vắc xin Covid-19 trong tháng 3-2021.

Cũng theo kế hoạch, trong quý II-2021, Covax sẽ cung ứng khoảng 3,6 triệu liều, tương ứng với 1,8 triệu người. Trong đó, dự kiến có khoảng 9.200 cán bộ hải quan, 4.080 cán bộ ngoại giao, 1.027.000 thành viên lực lượng quân đội, 304.000 thành viên lực lượng công an, 550.000 giáo viên sẽ được tiêm vắc xin Covid-19.

Trong quý III, IV-2021, theo thông báo, Covax sẽ hỗ trợ khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người tiêm vắc xin Covid-19. Cụ thể, số lượng vắc xin này sẽ dành cho khoảng 750.000 giáo viên; 7,6 triệu người trên 65 tuổi; 1,93 triệu người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch) và 7 triệu người mắc bệnh mạn tính trưởng thành.

Theo Bộ Y tế, mục tiêu đưa ra, đó là bảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắc xin phòng Covid-19 do Covax Facility hỗ trợ. Để thực hiện mục tiêu này cần nguồn kinh phí dự kiến là hơn 6.700 tỷ đồng. Ngoài nguồn kinh phí từ trung ương, địa phương và Covax, số kinh phí còn thiếu cần huy động là hơn 202 tỷ đồng.

Hiện, hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của Việt Nam gồm chủ yếu các thiết bị bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2 - 8°C, ước tính có thể bảo quản được khoảng 122 triệu liều vắc xin Covid-19. Trong tháng 2 và tháng 3-2021, dự án tiêm chủng mở rộng xây dựng phương án tăng cường dây chuyền lạnh cho các tuyến nhằm bảo đảm đủ khả năng bảo quản và vận chuyển vắc xin phòng Covid-19 báo cáo Bộ Y tế và huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

Hiện nay, trên cả nước có khoảng hơn 13.000 cơ sở tiêm chủng, trong đó có hơn 11.000 cơ sở tiêm chủng mở rộng và hơn 2.000 cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân thực hiện tiêm chủng dịch vụ. Hiện nay, nhân lực tham gia công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam đều được tập huấn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm chủng. Tuy nhiên, vắc xin phòng Covid-19 là vắc xin mới, do vậy cán bộ tiêm chủng cần được tập huấn lại về việc sử dụng vắc xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng...

P. H

Tin cùng chuyên mục

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

(PNTĐ) - Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1982), Bùi Xuân Thành (SN 1990) và 10 bị cáo khác đều ở Thanh Trì, Hà Nội ra xét xử về tội “Cướp tài sản”, “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1985, ở Hà Giang).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(PNTĐ) - Sáng 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và đại diện lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Thủ đô.
Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.