3 triệu người thất nghiệp về lại địa phương phần đông là mẹ đem theo con

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thông tin tại phiên chất vấn, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV trong ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Hầu như thời gian vừa qua mất việc làm, giãn việc rơi vào lao động nữ. Dòng người 3 triệu người chuyển về địa phương vừa qua cũng phần đông là người mẹ đem theo con.

Liên quan đến vấn đề lao động nữ thất nghiệp, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH Bắc Kạn nêu vấn đề: Từ thực tế cắt giảm lao động của các doanh nghiệp thời gian qua cho thấy cơ hội việc làm đối với lao động nữ ở độ tuổi ngoài 40 sau khi bị mất việc là hết sức khó khăn và đây cũng là nhóm có nguy cơ cao phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

3 triệu người thất nghiệp về lại địa phương phần đông là mẹ đem theo con - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH Bắc Kạn

Từ thực tế đó, đại biểu Thủy đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp mà Bộ trưởng sẽ triển khai theo thẩm quyền hoặc sẽ tham mưu với cấp có thẩm quyền để hỗ trợ lao động nữ ở độ tuổi ngoài 40 sau khi bị mất việc làm.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay: "Tối hôm qua tôi có đọc lại báo cáo về lĩnh vực giày da, dệt may. Và cách đây 1 tháng thì Thủ tướng có phân công tôi đi kiểm tra một số địa phương, cũng ăn cơm công nhân cùng với công nhân. 

Tôi thấy hầu hết các ngành nghề dệt may, giày da phần lớn là lao động nữ, thậm chí có những ngành nghề tới 80% nữ, vào Nghệ An vừa giờ gần như tuyệt đối là lao động nữ. Chúng tôi thấy việc này rất quan trọng. Hầu như thời gian vừa qua mất việc làm, giãn việc rơi vào lao động nữ. Dòng người 3 triệu người chuyển về địa phương vừa qua cũng phần đông là người mẹ đem theo con. Chúng tôi nghĩ việc này rất đúng, rất xác đáng".

3 triệu người thất nghiệp về lại địa phương phần đông là mẹ đem theo con - ảnh 2
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn

Về giải pháp giải quyết thực trạng này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, trước tiên phải đào tạo ngay từ sớm, phải chăm lo đào tạo ngay từ khi chưa thất nghiệp chứ nếu như đến 40 tuổi đối với ngành dệt may là khó khăn lắm, mắt mờ chân chậm, năng suất thấp mà ông chủ thì bao giờ cũng nhằm vào những người như thế, khó khăn như vậy chứ còn những ông năng suất tốt, làm ăn tốt thì không.

Do đó chúng ta phải chủ động như Thủ tướng Chính phủ cũng như là Chính phủ đã có 3 giải pháp để chăm lo cho công nhân. Thứ nhất là tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất. Thứ hai là tạo việc làm ổn định.

Thứ ba là thực hiện các chính sách đang có một cách tốt nhất, chăm lo hệ thống cơ sở phúc lợi xã hội thiết yếu, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học... để đảm bảo cho người phụ nữ giảm bớt những khó khăn, thiệt thòi.

Thứ tư là chủ động đào tạo từ sớm, từ xa để người lao động nữ khi chuyển việc hoặc thất nghiệp thì có thể bố trí việc mới. Thứ năm là khi về địa phương thì đề nghị các địa phương có cơ chế, chính sách để hỗ trợ tín dụng, tạo việc làm công hoặc việc làm thủ công để người lao động nữ có thể thích ứng trong bối cảnh mới.

 

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.