Bồi dưỡng kiến thức quản trị hợp tác xã cho phụ nữ huyện Thường Tín

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 7/5, Hội LHPN thành phố Hà Nội phối hợp với Hội LHPN huyện Thường Tín tổ chức lớp tập huấn Nâng cao năng lực quản trị điều hành cho ban quản trị hợp tác xã và kiến thức xây dựng bảo hộ thương hiệu sản phẩm.

Dự khai mạc lớp tập huấn có, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thường Tín; bà Nguyễn Thị Mai, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Minh.

Bồi dưỡng kiến thức quản trị hợp tác xã cho phụ nữ huyện Thường Tín - ảnh 1
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn

Tham gia lớp tập huấn có các đại biểu là cán bộ Hội không chuyên trách các xã, phường, thị trấn; lãnh đạo, thành viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý điều hành, nhóm liên kết và nữ chủ hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thường Tín.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Vịnh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ chia sẻ tại lớp tập huấn về các vấn đề trong quản trị kinh doanh trong hợp tác xã; xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, giới thiệu về một số mô hình hợp tác xã ở Hà Nội và các tỉnh thành phố do phụ nữ làm chủ đang có những thành công trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, xây dựng chuỗi liên kết các giá trị và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Để có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn trong điều hành quản lý cũng như trong xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, Thạc sỹ Nguyễn Thị Vịnh đã có những tương tác với các nữ chủ hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thường Tín. 

Bồi dưỡng kiến thức quản trị hợp tác xã cho phụ nữ huyện Thường Tín - ảnh 2
Quang cảnh buổi tập huấn

Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Vịnh, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cần phải biết lắng nghe cảm nhận của khách hàng, biểu cảm của khách hàng về giá trị và sự thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm.

Tại buổi tập huấn, các hợp tác xã do nữ quản lý, nữ chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Thường Tín cũng chia sẻ những kinh nghiệm và các vấn đề quan tâm nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, các kĩ năng giới thiệu và bán sản phẩm.

Kinh tế HTX là 1 trong 4 thành phần kinh tế trọng điểm của đất nước (Kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể). Đây là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước. Đối với HTX, Bác Hồ từng nhấn mạnh trong thư gửi chủ nông gia Việt Nam ngày 11/4/1949: “HTX là hợp vốn, hợp ức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít, mà lợi ích nhiều”.

Theo Luật HTX năm 2023, có điểm mới về số thành viên chính thức giảm từ 7 thành viên trước đây còn 5 thành viên; và có thêm thành viên liên kết, thành viên liên hết không góp vốn của HTX; liên kết HTX hoặc thành viên của tổ HTX. 

Sự khác biệt giữa thành viên chính thức và thành viên liên kết là được biểu quyết tại đại hội, thành viên liên kết không được biểu quyết tại đại hội, nhưng vẫn được có ý kiến. 

Bồi dưỡng kiến thức quản trị hợp tác xã cho phụ nữ huyện Thường Tín - ảnh 3
 Thạc sỹ Nguyễn Thị Vịnh chia sẻ tại lớp tập huấn

Đặc biệt, HTX có tính riêng biệt là đối nhân chứ không đối vốn. Tức là, thành viên HTX được 1 phiếu bầu như nhau; còn chia lãi, chia lợi ích thì theo mức độ góp vốn và sử dụng. Thành viên chính thức hay liên kết ở các tỉnh, thành phố khác nhau vẫn được...

Lớp tập huấn là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”; Kế hoạch số 139/KH-BTV ngày 17/1/2025 của Ban Thường vụ Hội LHPN thành phố Hà Nội về thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.

Qua đó, nhằm nâng cao vai trò, nhận thức và trách nhiệm của hội viên, phụ nữ và xã hội về các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố trong giai đoạn mới.

Đồng thời, phát huy nội lực của các thành viên Hợp tác xã trong xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ; thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong khu vực kinh tế tập thể. 

Từ đó, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo từ 0 giờ ngày 1/7, các đơn vị hành chính mới hoạt động ngay lập tức

Đảm bảo từ 0 giờ ngày 1/7, các đơn vị hành chính mới hoạt động ngay lập tức

(PNTĐ) - Thảo luận tại tổ 1, đại biểu Quốc hội Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đồng tình với việc sửa đổi toàn diện Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và khẳng định, việc sửa đổi là cần thiết để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp tinh gọn bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, không còn cấp huyện.
Cần giúp khu vực kinh tế tư nhân đầu tư mạnh vào lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Cần giúp khu vực kinh tế tư nhân đầu tư mạnh vào lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó đưa ra những quyết sách cụ thể, đột phá cho doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển, quy định một loạt chính sách về miễn, giảm thuế, hỗ trợ đất đai; thành lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, là những hỗ trợ cụ thể và toàn diện cho các DN khởi nghiệp sáng tạo phát triển.
Bước cải cách căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu quả quản trị và phục vụ người dân

Bước cải cách căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu quả quản trị và phục vụ người dân

(PNTĐ) - Chiều 7/5, thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh: Việc chuyển đổi từ chính quyền địa phương 3 cấp xuống 2 cấp là một bước cải cách căn bản, toàn diện, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản trị và phục vụ người dân.