Các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và môi trường

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 5/6, tại kỳ họp thứ 7, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam đều có kinh nghiệm đạt được tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng như về môi trường. Trong khi doanh nghiệp ở trong nước mặc dù có cơ chế nhưng chưa thể tiếp cận được những tiêu chuẩn như trên.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) về công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Bộ đã tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu: linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ cho dệt may; công nghiệp hỗ trợ cho những ngành công nghệ cao. Sau 6 năm triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg về chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 với mục tiêu cần đạt được là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định. 

Tuy nhiên một số sản phẩm đạt kết quả thấp hơn so với mục tiêu chung như ngành điện tử tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng, các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng đạt mục tiêu chưa cao…

Các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và môi trường - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời đại biểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, một số sản phẩm đạt kết quả thấp hơn so với mục tiêu đề ra là do nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế, khó tiếp cận; chính sách thu hút FDI chưa khuyến khích được sự liên kết, ràng buộc được các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí thu hút đầu tư là rất khó bởi vì vốn lớn nhưng thị trường hẹp, chúng ta lại là nước đi sau nên khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài là khó khăn; phối hợp thực hiện chính sách giữa các bên chưa thật tốt.

Theo Bộ trưởng, giải pháp cho thời gian tới, cần hoàn thiện đồng bộ chính sách, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm; tăng cường phân bổ nguồn lực từ trung ương và địa phương; bố trí đủ nguồn lực cho công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo; đào tạo nhân lực chất lượng cao…

Về các Hiệp định thương mại tự do, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện nay Việt Nam có 16 FTA đang thực thi, trong quá trình mở cửa hội nhập thị trường, chúng ta cần có thời gian để thực hiện. Một số thị trường như Ấn Độ, Bangladesh là những thị trường mà ngành công thương đang khuyến khích các doanh nghiệp khai thác. So với các nước này, chúng ta tương đồng về lao động, trình độ công nghệ, tuy các thị trường này chưa có tính bổ trợ cao cho nền kinh tế của Việt Nam như một số nước khác nhưng thị trường này có tiềm năng quy mô dân số rất lớn - đây là khách hàng tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam.

Để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới, Bộ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc khẳng định chất lượng hàng hóa và giá cả phù hợp; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại đa dạng; đẩy mạnh tiến độ đàm phán ký kết các hiệp định liên kết thương mại và khai mở thị trường…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhờ thực hiện chủ trương này, nước ta đã có tiềm lực và uy tín quốc tế lớn như ngày nay. Việc đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do, thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu là bước đi cần thiết. Trong thời gian tới, một mặt cần nâng cao năng lực hội nhập của nền kinh tế đất nước, đồng thời cần tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư có chọn lọc.

Các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và môi trường - ảnh 2
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn Bắc Kạn) chất vấn Bộ trưởng

Trả lời chất vấn của đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn Bắc Kạn), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam đều là có kinh nghiệm đạt được tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng như về môi trường. Trong khi doanh nghiệp ở trong nước mặc dù có cơ chế nhưng chưa thể tiếp cận được những tiêu chuẩn như trên. 

Vì thế, để nâng cao năng lực cho công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp ở trong nước phát triển thì chúng ta phải rà soát lại hệ thống pháp luật để khi những chính sách được ban hành phải đi vào cuộc sống. 

Bên cạnh đó, các địa phương cần có sự hỗ trợ về nguồn vốn, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và các điều kiện khác. Ngoài ra, cần sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để các doanh nghiệp FDI phải có sự ràng buộc, hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong nước nhằm từng bước nội địa hóa sản phẩm ở trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí đối ngoại: Đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới về Việt Nam

Báo chí đối ngoại: Đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới về Việt Nam

(PNTĐ) - Công tác thông tin đối ngoại, bao gồm báo chí đối ngoại đã được khẳng định là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Điều này đã được nhấn mạnh trong các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng như các nghị quyết của Chính phủ. Báo chí đối ngoại đã và đang đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, tạo dựng mối quan hệ thân thiện và hợp tác với các quốc gia.
Tây Hồ chủ động, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Tây Hồ chủ động, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

(PNTĐ) - Từ ngày 1/7/2025, Hà Nội chính thức triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Cấp thành phố và cấp xã. Đây là bước chuyển đổi lớn trong bộ máy quản lý nhà nước, phù hợp với đặc thù đô thị của Thủ đô. Trong đó, các quận như Tây Hồ với quyết tâm chính trị cao đã chủ động, nghiêm túc chuẩn bị từ sớm và kỹ lưỡng mọi mặt để vận hành mô hình mới một cách đồng bộ và thực chất.
100 năm đồng hành cùng lịch sử vẻ vang của dân tộc

100 năm đồng hành cùng lịch sử vẻ vang của dân tộc

(PNTĐ) - “Năm 2025, nền báo chí cách mạng Việt Nam tròn 100 năm tuổi - một cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường lịch sử vẻ vang của nền báo chí cách mạng đồng hành cùng sự ra đời, trưởng thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt quá trình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đầu tiên và trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Lễ trao giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng "Búa liềm vàng" lần thứ IX - năm 2024.
Nhìn lại thành công của Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2025

Nhìn lại thành công của Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2025

(PNTĐ) - Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2025 chính thức bế mạc với nhiều thành công. Theo nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,  các phiên thảo luận chuyên tại Diễn đàn đã được tổ chức bài bản, khoa học, với chủ đề mang tính thời sự rất cao, nội dung phong phú.