Các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ

Chia sẻ

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, bám sát chỉ đạo của TƯ Hội LHPN Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội Phụ nữ toàn thành phố triển khai nhiều giải pháp, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ hội viên tham gia các mô hình kinh tế tập thể.

Hàng năm, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thành lập các mô hình Hợp tác xã (HTX)/ Tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ, các tổ liên kết phát triển kinh tế cho năng suất chất lượng cao như: Mô hình trồng lúa chất lượng cao (lúa thơm, lúa cao sản), trồng hoa cúc F1, hoa ly, trồng dưa chuột, dưa lê siêu ngọt, vùng trồng cây ăn quả như cam canh, bưởi diễn, chanh đào, táo, chuối tiêu hồng, trồng nấm, nuôi lợn sạch... Tổ chức Hội hỗ trợ trong thực hiện các quy trình, hồ sơ, thủ tục ra mắt mô hình: Tập huấn kiến thức, hỗ trợ một phần giống, phân bón, tín chấp cho vay vốn... đánh giá hiệu quả các mô hình qua các kỳ giao ban, tổng kết hàng năm để rút kinh nghiệm, nhân diện. Tổ chức các đợt tham quan giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, các mô hình kinh tế hiệu quả với các tỉnh, thành; kết nối hợp tác tiêu thụ sản phẩm và đăng ký thương hiệu...

Đồng chí Lê Kim Anh,Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cùng lãnh đạo Ban Dân vận thành ủy Hà Nội thăm mô hình trồng măng tây của Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm.Đồng chí Lê Kim Anh,Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cùng lãnh đạo Ban Dân vận thành ủy Hà Nội thăm mô hình trồng măng tây của Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm.

Đến nay, Hội LHPN Hà Nội đã hỗ trợ thành lập 15 HTX, 20 tổ hợp tác, 50 tổ liên kết với 1.321 thành viên tham gia do phụ nữ làm chủ trực tiếp quản lý và điều hành. Các hoạt động của mô hình HTX do nữ làm chủ đã phát huy được vai trò tích cực trong phát triển kinh tế, tiêu biểu là HTX cổ phần cốm làng Vòng (Cầu Giấy): HTX nông sản phụ nữ Phú Xuân Hương (Quốc Oai); HTX sản xuất kinh doanh giống gia cầm Tú Phương (Phú Xuyên); HTX giày da Hằng Nguyễn (Phú Xuyên); HTX thủ công mỹ nghệ Phước Uyên (Phú Xuyên); HTX giun quế (Sóc Sơn); HTX rau hữu cơ Nam Phương Tiến (Chương Mỹ); Dịch vụ sản xuất và thương mại sức sống xanh (Sóc Sơn); HTX trồng rau, củ sạch và dịch vụ sông Hồng Vina (Phú Xuyên); HTX Tâm Ngọc (Sóc Sơn)...

Hội LHPN các huyện, thị xã và một số quận còn đất nông nghiệp tập trung chỉ đạo các mô hình rau an toàn, rau hữu cơ; mô hình trồng hoa tại Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn, Đan Phượng; Hoa đào, cây cảnh (Long Biên, Phúc Thọ); Cá rô đồng, cá trắm đen (Phú Xuyên); Mô hình làm khẩu trang (Thanh Trì); Mô hình VAC, VACR (Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Quốc Oai); Gà an toàn sinh học (Mê Linh, Gia Lâm); Mô hình trồng nấm rơm (Đông Anh); Ớt cay (Mỹ Đức); Cà chua, khoai tây (Gia Lâm); Mướp hương (Thường Tín); Cây ăn quả (Thanh Trì); Dưa ngọt (Mê Linh, Sóc Sơn); Chuối tiêu hồng (Đông Anh, Phúc Thọ); ổi (Gia Lâm, Long Biên); Đu đủ (Đan Phượng); thanh long ruột đỏ (Phú Xuyên, Thạch Thất, Ba Vì)… với sự tham gia của hàng nghìn gia đình cán bộ, hội viên phụ nữ.

Hội LHPN Hà Nội hỗ trợ thành lập HTX nông sản phụ nữ Phú Xuân Hương tại huyện Quốc Oai.Hội LHPN Hà Nội hỗ trợ thành lập HTX nông sản phụ nữ Phú Xuân Hương tại huyện Quốc Oai.

Nhiều mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết được thành lập, khẳng định hiệu quả trong kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm và giải quyết việc làm cho người lao động như: Tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Yên Bài, huyện Ba Vì; Tổ hợp tác dệt vải màn xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa; Tổ liên kết sản xuất chổi tre xã Đông Hội, huyện Đông Anh; Tổ chế biến món ăn phục vụ các sự kiện xã Yên Viên, huyện Gia Lâm... Ngoài giải quyết việc làm cho trên 1.321 thành viên, các loại hình này còn tạo việc làm cho gần 1.500 lao động ở vùng nông thôn với mức thu nhập ổn định từ 4 triệu đồng/người/tháng. Số lượng và chất lượng sản phẩm được nâng lên, chị em có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt và chế biến nông sản. Nhiều phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

BAN HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - HỘI LHPN HÀ NỘI

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.