Cần làm rõ công tác giám sát, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đối với dự án chậm triển khai

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngay sau khi Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Thủ đô được thành lập, Ban chỉ đạo đã giao thành lập tổ giám sát các công trình chậm triển khai, nhưng đến nay vẫn có nhiều dự án dù chậm triển khai nhưng chưa bị thu hồi. Đó là ý kiến của một số đại biểu tại buổi tái chất vấn sáng 7/7, kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI.

Đường trục phía Nam Hà Nội là tuyến đường trọng điểm của thủ đô Hà Nội, đi xuyên qua khu đô thị Thanh Hà. Có kết nối với tỉnh Hà Nam, Ninh Bình với chủ trương nâng cấp thành một tuyến quốc lộ từ Mỹ Đình ( Hà Nội) – Thị trấn Ba Sao ( Kim Bảng – Hà Nam) – Bái Đính ( Ninh Bình). Tuyến đường này nối trung tâm Hà Nội ( Đống Đa) đi các quận phía Nam như: Thanh Xuân, Hà Đông, các huyện như Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức của Hà Nội qua tỉnh Hà Nam tới Ninh Bình.

Trả lời chất vấn về đường trục phía Nam vẫn còn 23 km nữa chưa triển khai được, Giám đốc BQLDA xây dựng các công trình giao thông TP Nguyễn Chí Cường cho biết, dự án có quy mô đường rộng mặt cắt 40m, chiều dài toàn tuyến là 41,5km; đã triển khai thi công được 20,5km, còn 23km chưa triển khai thi công.

Dự án này có Sở KH-ĐT là cơ quan đầu mối quản lý hợp đồng dự án, Sở GTVT được ủy quyền ký hợp đồng dự án. Trong quá trình triển khai, trước đây TP đã có giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, Nhà đầu tư là Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 và Doanh nghiệp dự án là Cienco 5 Land.

Cần làm rõ công tác giám sát, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đối với dự án chậm triển khai - ảnh 1
Đại biểu chất vấn tại Hội nghị

 

Theo quy định, sau khi ký kết hợp đồng dự án, toàn bộ việc triển khai là do doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện xảy ra mâu thuẫn tranh chấp giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án. Việc này đã được TP, các ngành quan tâm chỉ đạo trong 3 năm qua. Song đến nay 2 doanh nghiệp vẫn không thống nhất và dự án vẫn đang đình trệ không triển khai thi công.

Về hướng giải quyết, Thành phố giao Thanh tra TP rà soát tổng thể dự án để có đề xuất cụ thể. Sau đó, Ban cán sự Đảng UBND TP sẽ báo cáo Thường trực, Thường vụ Thành ủy để xin ý kiến chỉ đạo nội dung này. Ban kiến nghị nội dung này, trên cơ sở xin ý kiến các cơ quan chức năng, TP sẽ giao lại để Ban cùng Sở KHĐT, GTVT làm việc cụ thể với doanh nghiệp để thống nhất phương án triển khai hoàn thiện dự án.

Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết, đối với dự án này Sở QH&KT đã báo cáo ban cán sự TP vào cuộc họp ngày 27/6, mâu thẫu ở đây là tranh chấp 920 tỷ giữa 2 công ty.

Sở đã mời các đơn vị có liên quan để tháo gỡ những tranh chấp. Đồng thời, Thành phố đã đã tiến hành rà soát, giao Thanh tra TP kiểm tra, tháo gỡ… Hiện, các đơn vị có liên quan đang tiếp tục làm việc với 2 chủ đầu tư để làm rõ những tranh chấp để đẩy nhanh tiên độ dự án.

Làm rõ thêm vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, dự án đầu tư đường trục phía Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, nhận được sự quân tâm của cử tri. Năm 2017 Thành tra Chính phủ đã có kết luận công ty CP Giao thông Cienco 5 phải nộp vào ngân sách khoảng 1.700 tỷ, đến nay đơn vị mới nộp vào ngân sách được 500 tỷ, số tiền còn lại vẫn có đang tranh chấp.

Cần làm rõ công tác giám sát, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đối với dự án chậm triển khai - ảnh 2
Quang cảnh kỳ họp

Thành phố đang tiến hành kiểm tra dự kiến ngày 15/7, Thanh tra TP sẽ tiến hành rà soát các kết luận của Thanh tra Chính phủ. Và đến tháng 9 sẽ triển khai làm rõ các vướng mắc tại dự án.

Đại biểu Phạm Hải Hoa nêu vấn đề cụm công trình xây dựng đầu mối Liên Mạc – công trình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tưới tiêu, thoát nước của Thủ đô. Theo quyết định, dự án sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2018 – 2020 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Vậy nguyên nhân vì sao?

Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết, trạm có nhiệm vụ tiêu thoát nước từ nội đô, huyện Đan Phượng, Hoài Đức, sông Hồng. Dự án được giao cho Ban Quản lý công trình hạ tầng nông thôn làm Chủ đầu tư, Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ xây dựng chủ trương đầu tư. Sở đã chuyển sang Sở KH&ĐT thẩm định để UBND TP phê duyệt. Đây là dự án quan trọng, mong sớm triển khai thi công.

Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết, dự án Trạm bơm Liên Mạc trước đây nằm trong 37 công trình trọng điểm TP và hiện nay nằm trong 39 công trình trọng điểm giai đoạn 2021 -2025. Sở KH&ĐT đã tham mưu cho UBND TP về việc giao Sở NN&PTNT lập báo cáo khả thi với tổng mức đầu tư 3.635 tỷ đồng. Hiện nay, Sở NN&PTNT đã xin ý kiến từ sở, ngành chuyên môn trình thẩm định, phê duyệt từ nay tới kỳ họp thứ 9 để phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đại biểu Lê Minh Đức chất vấn, ngay sau khi TP thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Thủ đô được thành lập, Ban chỉ đạo đã giao thành lập tổ giám sát các công trình chậm triển khai, nhưng đến nay vẫn có nhiều dự án dù chậm triển khai nhưng chưa bị thu hồi như: Dự án Khu công nghiệp Nam Hà Nội, theo kế hoạch, năm 2012 dự án hoàn thành nhưng đến nay vẫn bỏ hoang; Siêu dự án Sông Hồng City, được phê duyệt từ 1995 đến nay vẫn để quây tôn; Dự án 148 Giảng Võ, quận Ba Đình sau nhiều năm phê duyệt vẫn để không?

Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) Nguyễn Trúc Anh cho biết: Dự án 148 Giảng Võ đã được phê duyệt quy hoạch từ 2016; đến năm 2019 có quyết định thu hồi chủ trương đầu tư. Sở QHKT đã báo cáo UBND TP về vướng mắc, theo Luật Quy hoạch đô thị, chúng ta phải trình rõ chủ đầu tư dự án, nhưng hiện nay đã quyết định thu hồi chủ đầu tư dự án.

Đến 19/3/2021, Hà Nội đã phê duyệt phân khu nội đô. Đây là điểm nhấn quan trọng để cung cấp pháp lý cơ bản để trình duyệt dự án. Qua đó, có thể tiếp tục nghiên cứu quy hoạch và trình duyệt ở 148 Giảng Võ. Theo đó, phải giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh; phải giảm 2 tòa, không có nhà ở, chỉ còn công trình dịch vụ thương mại; giữ nguyên chỉ tiêu cây xanh, trường học.

Về công trình 31-33-35 Lý Thường Kiệt, TP đã giao nhiệm vụ thiết kế đô thị cho quận Hoàn Kiếm. Quy hoạch phân khu khẳng định công trình này là công trình đô thị công cộng 8 tầng, với mật độ xây dựng 60%.

Theo Giám đốc Sở QHKT, đây là dự án kéo dài, phải qua rà soát. Sở QHKT sẽ chỉ thụ lý những vấn đề điều chỉnh quy hoạch khách quan; còn chủ quan của nhà đầu tư thì phải qua bước rà soát, xem xét rõ năng lực của chủ đầu tư thì mới thực hiện các bước tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.