Chưa tìm được 13 ngư dân mất tích trong vụ chìm tàu ở Trường Sa

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 19/10, liên quan đến việc tìm kiếm, cứu nạn hai tàu QNa 90129 và QNa 90927 bị chìm tàu trên vùng biển Trường Sa, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết đến 6h sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa tìm thấy người nào trong số 13 ngư dân mất tích của hai tàu trên.

Tại hiện trường tai nạn còn 10 phương tiện gồm 3 tàu Bộ Quốc phòng, 7 tàu cá ngư dân vẫn tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm.

Cũng trong sáng 19/10, tàu Hải quân 467 thuộc BTL Vùng 4 Hải quân đã đón được 43 ngư dân và 2 thi thể ngư dân tàu cá QNa 91029 TS bị chìm ở vùng biển Trường Sa và được tàu cá QNa 90039 TS cứu vớt.

1h sáng 19/10, tàu Hải quân 467 đã hoàn tất thủ tục đón các ngư dân. Sau đó, tàu tiếp tục hải trình đi đón 38 ngư dân đã được tàu Hải quân 735 cứu nạn trước đó.

Chưa tìm được 13 ngư dân mất tích trong vụ chìm tàu ở Trường Sa - ảnh 1
Lực lượng tham gia cứu hộ vẫn đang ra sức tìm kiếm 13 ngư dân mất tích 

9h sáng 19/10, tàu Hải quân 467 sẽ tiếp cận được tàu Hải quân 735. Sau khi đón được các ngư dân, tàu Hải quân 467 sẽ hành trình đưa ngư dân gặp nạn và các thi thể người xấu số về bàn giao cho lực lượng chức năng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Theo Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân, nhờ sự chăm sóc các lực lượng, hiện sức khỏe các ngư dân trên tàu đã ổn định, các ngư dân đang rất muốn về đất liền.

Trước đó, vào khoảng 1 giờ ngày 17/10, tàu QNa 90927 TS bị sóng đánh chìm tại khu vực cách Bắc Tây Bắc đảo Song Tử Tây khoảng 135 hải lý, 37 ngư dân đã được tàu QNa 91782 TS cứu vớt, có 1 ngư dân đang mất tích.

Trước đó, tối 16/10, tàu QNa 90129 TS bị chìm do lốc xoáy tại khu vực cách Đông Bắc đảo Song Tử Tây khoảng 120 hải lý, 40 ngư dân đã được các tàu ngoài hiện trường cứu nạn an toàn, có 12 ngư dân đang mất tích.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cần bổ sung để môi trường là điểm nhấn trong phát triển bền vững Thủ đô

Cần bổ sung để môi trường là điểm nhấn trong phát triển bền vững Thủ đô

(PNTĐ) - Nhiều năm qua, Hà Nội luôn quan tâm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công tác bảo vệ môi trường. Để nâng cao chất lượng môi trường theo hướng bền vững, các chuyên gia cho rằng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung một số vấn đề để môi trường thực sự là điểm nhấn trong phát triển bền vững Thủ đô
 Đại hội của “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”

Đại hội của “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”

(PNTĐ) - Sáng 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam trang trọng tiến hành phiên trọng thể. Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là Đại hội chuyển hướng mạnh mẽ về nhiệm vụ trọng tâm hoạt động công đoàn, đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, tiếp tục bồi đắp các giá trị văn hóa của tổ chức Công đoàn để hướng tới 100 năm Công đoàn Việt Nam.