Chung tay nâng cao vị thế của phụ nữ

Chia sẻ

Lần đầu tiên trong khuôn khổ một Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên sốThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi và Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana dự và phát biểu với tư cách khách mời.

Sáng kiến của Việt Nam

Phiên họp là sáng kiến do Việt Nam đề xuất nhằm khẳng định cam kết của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ trong quá trình xây dựng Cộng đồng, phát triển kinh tế-xã hội trong ASEAN.

Sự kiện đặc biệt này cũng là hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày quốc tế Phụ nữ, 45 năm thành lập Ủy ban ASEAN về Phụ nữ, 25 năm thông qua Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về bình đẳng giới và 20 năm thông qua Nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.

Phiên họp khẳng định phụ nữ, với những đặc thù và thế mạnh riêng, có vai trò ngày càng quan trọng trong nỗ lực chung của nhân loại ứng phó với các thách thức đe dọa ổn định và phát triển của các quốc gia, từ xung đột vũ trang, bạo lực cực đoan, đến biến đổi khí hậu, nghèo đói, bất bình đẳng xã hội...

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra nhiều rào cản cho “phái đẹp”. Sự bất bình đẳng về giới và xã hội đối với phụ nữ vẫn còn trầm trọng. Những phụ nữ không được trang bị kỹ năng và tri thức công nghệ thông tin mới, phương thức làm việc phù hợp có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Trong phát biểu về chủ đề "Hành động mạnh mẽ hơn vì sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo chính trị trong một thế giới biến động và bất ổn", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn ASEAN tiếp tục có sáng kiến thiết thực nhằm trao quyền cho phụ nữ và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

ASEAN cần tận dụng lợi thế là một khu vực có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất trên thế giới để tạo thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các cơ hội do công nghệ số và hội nhập quốc tế mang lại, từ đó thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ.

Phát huy vai trò của phụ nữ

Kể từ khi ASEAN thành lập vào ngày 8/8/1967 đến nay, phụ nữ ASEAN đã có những cống hiến rất tích cực vào tăng trưởng và thịnh vượng của các nước thành viên. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tại nhiều nước ASEAN đã đạt mức trên 20%. Số lượng phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tăng đáng kể gần đây, nhiều chị em là chủ tịch hội đồng quản trị hay giám đốc điều hành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Phụ nữ các nước ASEAN có nhiều hoạt động hợp tác nhằm nâng cao vai trò, vị thế của mình. Một trong những minh chứng sinh động là sự ra đời của Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội vào năm 2015 với thành phần là các phu nhân và cán bộ nữ của Bộ Ngoại giao Việt Nam và các Cơ quan đại diện các nước ASEAN tại Hà Nội.

Ở tầm quốc gia, Việt Nam là một trong những nước được ghi nhận thành tựu về bình đẳng giới, nổi bật là nỗ lực thực hiện Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Nhiều quy định được Việt Nam triển khai trong thực tế, đem lại kết quả tích cực, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội và có 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 là 27,06%, tăng 2,54% so với nhiệm kỳ 2011-2016; cao hơn mức trung bình của toàn cầu (23,4%) và của châu Á (18,6%).

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng, việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ trong ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tạo ra nhiều cơ hội để tiếp tục các nỗ lực chung, đóng góp vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực.

VINH HÀ

Tin cùng chuyên mục

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

(PNTĐ) - Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1982), Bùi Xuân Thành (SN 1990) và 10 bị cáo khác đều ở Thanh Trì, Hà Nội ra xét xử về tội “Cướp tài sản”, “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1985, ở Hà Giang).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(PNTĐ) - Sáng 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và đại diện lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Thủ đô.
Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.