Chuyện về những tấm gương vươn lên, vượt khó thoát nghèo

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tề tựu tại Thủ đô Hà Nội trong Chương trình giao lưu điển hình tiên tiến Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” vào sáng 15/12, 10 nhân vật đại diện cho 30 tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu đã chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu; chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức thực hiện, về xây dựng mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững.

Chương trình do Ban Thi đua - Khen thưởng (Bộ Nội Vụ) tổ chức. Đây là sự kiện ý nghĩa, nhằm tuyên truyền những kết quả đạt được trong năm 2021-2023; đồng thời cổ vũ, động viên các địa phương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Chuyện về những tấm gương vươn lên, vượt khó thoát nghèo - ảnh 1
Một trong số 10 nhân vật điển hình tiêu biểu chia sẻ câu chuyện và hành trình vươn lên thoát nghèo, làm giàu tại buổi giao lưu

Những con người nghị lực, bản lĩnh

Mở đầu buổi giao lưu là phần trò chuyện mộc mạc nhưng rất ấn tượng của ông Triệu Văn Hòn (dân tộc Sán Chỉ) - Trưởng thôn Nà Mon, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Ông Hòn là người tiên phong trồng và sản xuất tinh dầu cây sả Java tại địa phương. Sau đó, ông còn vận động được 124/154 hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình trồng cây sả, thu nhập hộ gia đình bình quân 50 đến 100 triệu đồng/năm. Năm 2023, ông là một trong 150 đại biểu có uy tín tiêu biểu, xuất sắc dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Hay như anh Lã Văn Buốn (dân tộc Tày), thôn Bản Dọn, xã Lộc Yên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cũng đã thoát nghèo nhờ ô hình trồng cây ăn quả (hồng không hạt Bảo Lâm - đặc sản của địa phương). Với nỗ lực của bản thân, anh đã mang lại cho gia đình thu nhập 500 triệu đồng/năm. Không những vậy, anh Buốn còn đang giúp đỡ các hộ khác trong thôn, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số có nguồn sinh kế ổn định, bền vững từ tài nguyên bản địa. Trong quá trình giới thiệu về mô hình của mình, anh Buốn còn vui vẻ nói: Sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết trồng cây cho bất cứ ai có nhu cầu, mong sao bà con sẽ cùng nhau vươn lên, làm giàu.

Tại ấp Thới Xuân, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, câu chuyện vươn lên thoát nghèo của ông Phạm Tấn Lộc cũng khiến nhiều người nể phục. Từ một hộ nghèo, ông Lộc đã mạnh dạn vay vốn, thành lập được 3 cơ sở may gia công ở địa phương với 70 - 100 lao động, thu nhập bình quân từ 4 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2023, ông được Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “Cần Thơ chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau và công tác an sinh xã hội”.

Chuyện về những tấm gương vươn lên, vượt khó thoát nghèo - ảnh 2
Ban tổ chức chương trình trao khen thưởng cho các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Cả hệ thống chính trị chung tay vì người nghèo

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giảm nghèo bền vững, ghi nhận, cổ vũ, động viên, khích lệ sự quan tâm vào cuộc và phát huy trách nhiệm của người dân cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo và vì người nghèo, ngày 02/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua: “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025.

Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng từ trung ương đến cấp có sở với nội dung đa dạng, hình thức phóng phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, có sở; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp Nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giảm nghèo, thoát nghèo, vươn lên làm giàu… được phát hiện, nhân rộng -  góp phần hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước.

Chia sẻ về kinh nghiệm giúp người dân cải thiện cuộc sống, chị Nguyễn Thị Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mộc Châu cho biết: Để công tác giảm nghèo có thể phát huy hiệu quả, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp giúp đỡ theo phương châm: Người dân “cần gì giúp nấy”; mỗi hộ nghèo phải nhận được trợ giúp của một tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị.

Chuyện về những tấm gương vươn lên, vượt khó thoát nghèo - ảnh 3
Chị Nguyễn Thị Minh Hiền - Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình chia sẻ về mô hình "biến rác thải thành tiền"

Đại diện sáng tạo mô hình “Biến rác thải thành tiền” tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chị Nguyễn Thị Minh Hiền - Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh Thái Bình lại bật mí: Mô hình do Hội LHPN tỉnh phát động với tên gọi ban đầu là “Thu gom phế liệu bảo vệ môi trường”. Nhờ sự vào cuộc tích cực của cán bộ hội viên phụ nữ, từ những “phế liệu” tưởng như vô ích lại mang đến nguồn thu lên tới cả tỉ đồng. Với số tiền đó, các chị em đã sử dụng một cách hiệu quả vào hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo vay vốn kinh doanh, xây tặng mái ấm tình thương… góp phần giảm tỷ lệ nghèo của địa phương.

Hay như tại tỉnh Bến Tre, Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng rất sáng tạo trong triển khai “mô hình 5+1 giúp nhau giảm nghèo, xóa nghèo, vươn lên khá, giàu”. Ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh tỉnh Bến Tre phân tích: “5+1” nghĩa là 5 cựu chiến binh khá, giàu giúp 1 cựu chiến binh nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 5.000 hội viên CCB ở hầu hết khắp các chi hội, phân hội ở ấp và khu phố tự nguyện tham gia.

Theo thống kê, năm 2023, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%). Ước tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Dự kiến cuối năm 2023 thêm 09 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo sẽ góp phần đạt tiêu chí để được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% vào cuối năm 2025 theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Tin cùng chuyên mục

Mỗi phụ nữ là một tuyên truyền viên, lan tỏa thông điệp, hành động đẹp trong bảo vệ môi trường

Mỗi phụ nữ là một tuyên truyền viên, lan tỏa thông điệp, hành động đẹp trong bảo vệ môi trường

(PNTĐ) - Đó là phát động được đưa ra tại Chương trình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6; Chung tay xây dựng Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”; Ra quân tổng vệ sinh môi trường Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 5/2025 do Hội LHPN quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức sáng ngày 18/5/2025 dưới sự chỉ đạo của Hội LHPN Hà Nội.
Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025

Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025

(PNTĐ) - Tối 17/5, tại trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội),  Hội LHPN Hà Nội chủ trì phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chương trình Khai mạc Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025. Đây là một trong chuỗi các hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5.
Thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch là bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

Thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch là bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

(PNTĐ) - Chiều 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ

(PNTĐ) - Chiều 17/5, thảo luận tại tổ 1, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Trước hết, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.