Cổ phiếu của một ngân hàng bị đưa vào diện cảnh báo

Bắc Lưu
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kể từ ngày 11/4/2024, cổ phiếu của một ngân hàng bị đưa vào diện cảnh báo, đồng thời cổ phiếu của ngân hàng này cũng không được phép giao dịch ký quỹ.

Ngày 8/4/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã ra quyết định về việc đưa vào diện cảnh báo đối với mã cổ phiếu của một ngân hàng TMCP bắt đầu từ ngày 11/4/2024, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2024 trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của ngân hàng này đã được kiểm toán là số âm.

Việc giao dịch cổ phiếu vẫn được phép thực hiện bình thường, tuy nhiên không được phép giao dịch ký quỹ (margin). 

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Quyết định trên có hiệu lực phải gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và công bố thông tin kèm theo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Định kỳ hàng quý, ngân hàng này phải giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và công bố thông tin.

Trước bối cảnh của phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và cắt margin, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, quyết định của nhà đầu tư sẽ tuỳ thuộc vào giá trị cốt lõi và tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới.

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán VPS lưu ý, bị loại khỏi danh sách margin là tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư hãy thận trọng đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có tình hình kinh doanh không mấy thuận lợi bởi câu chuyện quản trị rủi ro.

Có những doanh nghiệp chỉ gặp khó khăn tạm thời, kết quả kinh doanh đi xuống nhưng sau đó hồi phục.

Do vậy, các chuyên gia kinh tế đưa ra lời khuyên: Nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm câu chuyện bên trong doanh nghiệp, chất lượng tài sản, giá trị nội tại như thế nào để có cách ứng xử phù hợp.

Ngay trong ngày bị đưa vào diện cảnh báo, cổ phiếu của ngân hàng này giảm 1,9%, xuống mức 10.300 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch cũng giảm so với hôm trước. Tại ngày 12/4, cổ phiếu giữ giá ở mức 10.300 đồng/cổ phiếu, giao dịch ghi nhận bán ra nhiều hơn mua vào.

Tại Báo cáo tài chính năm 2023, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận âm. Đến năm 2024, ngân hàng này không đưa ra mục tiêu lợi nhuận mà chỉ cam kết dùng toàn bộ nguồn thu được để thực hiện nghĩa vụ theo phương án cơ cấu lại. Kết thúc năm 2023, tổng nợ xấu của ngân hàng này ở mức hơn 16.400 tỷ đồng.

Cổ phiếu của một ngân hàng bị đưa vào diện cảnh báo - ảnh 1
iải quyết nợ xấu sẽ là vấn đề lớn của ngân hàng trong năm 2024..

Phân tích nhóm khách hàng vay của ngân hàng này nhận thấy lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất, tăng mạnh theo các năm. Cụ thể: Năm 2020 là 10.413 tỷ đồng, năm 2021 là 13.241 tỷ đồng, năm 2022 là 16.574 tỷ đồng, năm 2023 là 22.482 tỷ đồng.

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê thực hiện với 5.045 doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng cho thấy, mặc dù có sự cải thiện trong quý I/2023, nhưng từ quý II/2023, chỉ số cân bằng xu hướng sản xuất - kinh doanh của ngành xây dựng bắt đầu xu hướng đi ngang và quý IV/2023 cho thấy sự đi xuống rõ rệt.

Điều này cho thấy, ngành xây dựng tiếp tục sẽ gặp không ít khó khăn trong năm nay do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản và gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn đầu tư công.

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch kỳ họp của ủy ban thuộc UNCTAD

Lần đầu tiên Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch kỳ họp của ủy ban thuộc UNCTAD

(PNTĐ) - Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) có sự tham gia của đại diện tất cả các quốc gia thành viên, các cơ quan chuyên môn, cơ quan liên chính phủ, cơ quan xúc tiến đầu tư và tổ chức phi chính phủ.