Coi người nghiện ma túy là bệnh nhân hay tội phạm?

Chia sẻ

Chiều 2/11, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tiền hành họp tổ, thảo luận lấy ý kiến về Dự án Luật phòng, chống ma túy (sửa đổi). Thảo luận tại tổ đoàn Hà Nội, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc nên coi người nghiện ma túy là bệnh nhân hay tội phạm.

Thiếu tướng Đào Thanh Hải nêu ý kiến tại phiên thảo luận.Thiếu tướng Đào Thanh Hải nêu ý kiến tại phiên thảo luận. (Ảnh: H.L)

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, Thiếu tướng Đào Thanh Hải – Giám đốc Công an Hà Nội (đại biểu đoàn Hà Nội) cho biết: Năm 2000 Luật phòng, chống ma túy đi vào thực tiễn đã tạo ra nhiều biến đổi tích cực. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của tình hình tội phạm, đặc biệt tình hình tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, việc sử dụng ma túy không chỉ đơn thuần là trích, hút, và xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp khác… việc kiểm soát con nghiện hiện thực chất không còn hiệu quả.

“Bởi vậy, để giải quyết thực trạng nhức nhối trong quản lý con nghiện, cần có biện pháp cụ thể, quy định chế tài nặng hơn, kiên quyết để ngăn chặn và đẩy lùi hoàn toàn nạn ma túy” – Thiếu tướng Đào Thanh Hải nhấn mạnh.

Về vấn đề nên coi người nghiện ma túy là bệnh nhân hay tội phạm, luật sư Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội) cho rằng cần nghiên cứu sâu nguồn gốc vấn đề. “Người thành niên, có nhận thức đều hiểu ma túy là chất Nhà nước cấm, pháp luật cấm. Nếu buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất phải xử lý bằng biện pháp hình sự, với hình phạt rất nghiêm khắc”.

Bên cạnh đó, khi chúng ta có thuật ngữ “sử dụng trái phép chất ma túy” và “sử dụng trái phép”, thì phải có chế tài pháp luật phù hợp để xử lý đối với hành vi này. “Trái phép là cố ý sử dụng loại chất mà pháp luật cấm, nhưng lại được coi như người bệnh. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ dẫn đến người nghiện ngày càng gia tăng.

Với nguyên tắc không coi người nghiện là tội phạm nhưng hành vi sử dụng chất ma túy gây nghiện phải được xác định là vi phạm pháp luật, và phải được xử lý bằng biện pháp hành chính” – luật sư Nguyễn Chiến nói.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, việc xác định người nghiện ma túy là tội phạm hay bệnh nhân phải tùy thuộc từng trường hợp.Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, việc xác định người nghiện ma túy là tội phạm hay bệnh nhân phải tùy thuộc từng trường hợp. (Ảnh: V.G)

Liên quan tới việc nên xác định người nghiện là bệnh nhân là tội phạm hay người bệnh, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) cũng thông tin: Luật phòng, chống ma túy năm 2000 đã quy định người nghiện ma túy là bệnh nhân, không phải con nghiện nên phương pháp, chế tài xử lý hoàn toàn khác với việc coi như hiện nay.

“Theo thống kê, hàng năm lượng người nghiện gia tăng kinh khủng, không ai quản lý. Chúng tôi là người trực tiếp duyệt danh sách đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì hàng năm chỉ có 10-20 người, vì không có ai tự giác, không có đơn vị nào đứng ra, thủ tục đưa vào cai nghiện rất khó khăn. Bởi vậy, sửa đổi Luật là hợp lý” – đại biểu Chính bày tỏ.

Còn đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) lại cho rằng: Việc xác định và quan niệm người nghiện ma túy là bệnh nhân hay tội phạm thì phải tùy theo trường hợp cụ thể.

“Trước hết phải xác định nghiện ma túy là trạng thái bệnh lý nên họ là bệnh nhân. Nếu nghiện ma túy làm việc phạm pháp thì họ là tội phạm. Ví dụ một bệnh nhân đến giai đoạn nặng quá, họ phải dùng thuốc ma túy để giảm đau, sau đó thành nghiện thì họ là bệnh nhân. Thực tế này gặp phải không ít ở bệnh viện, nhất là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Nhưng nếu người nghiện ma túy có buôn bán, vận chuyển, tàng trữ là tội phạm”.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.