Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 26/11, Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, Đơn vị bầu cử số 20, gồm các đại biểu: Vũ Đức Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn; Lê Anh Quân Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư; Nguyễn Việt Hà, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm, tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm trước kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

HĐND thành phố sẽ xem xét 57 nội dung ở kỳ họp thứ 20

Thay mặt Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, đại biểu Nguyễn Việt Hà thông tin tới các cử tri về nội dung, thời gian và công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 20, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Việt Hà, Bí thư Huyện uỷ Gia Lâm phát biểu.

Theo đó, tại kỳ họp, HĐND Thành phố sẽ xem xét 25 báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, tổng quyết toán ngân sách thành phố năm 2023, đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2024, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND Thành phố; xem xét 18 nội dung quy phạm pháp luật và 16 nội dung cá biệt.

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị.

Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Việt Hà thông tin tới cử tri về nội dung trả lời của UBND Thành phố đối với những ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Gia Lâm sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố.

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 3
Đại biểu HĐND thành phố Lê Anh Quân thông tin tại hội nghị.

Đại biểu HĐND thành phố Lê Anh Quân thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

8 ý kiến cử tri kiến nghị thành phố giải quyết

Sau khi nghe các báo cáo, các cử tri huyện Gia Lâm cũng nêu 8 ý kiến, kiến nghị mà cử tri và nhân dân quan tâm, trong đó tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Chính sách cho cán bộ ở các xã do sắp xếp đơn vị hành chính, chế độ hỗ trợ Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, trưởng thôn, vị trí việc làm (đề nghị thêm vị trí việc làm về công nghệ thông tin và pháp chế). Nhóm thứ hai là về hạ tầng, hiện chiếu sáng, hệ thống thoát nước. Nhóm thứ ba liên quan đến cấp giấy chứng nhận cho 3 trường hợp được cấp đất giãn dân từ những năm trước.

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 4
Cử tri Nguyễn Thị Tình ở xã Phù Đổng kiến nghị.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Tình, cử tri xã Phù Đổng nêu: Ngày 6/12/2023, HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND về việc quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư, nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư, nghỉ công tác do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, tại điểm a, khoản 3, Điều 1 của Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND quy định: “Cán bộ, công chức cấp xã, viên chức dôi dư, nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được hỗ trợ 3 tháng tiền lương hiện hưởng/người, bao gồm: tiền lương theo hệ số, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)”.

Hiện nay, Huyện Gia Lâm đang thực hiện việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 35, khi làm việc với cán bộ, công chức các xã, thị trấn đều có ý kiến mong muốn Thành phố xem xét điều chỉnh lại mức hỗ trợ quy định trong Nghị quyết bởi so với một số tỉnh thành cùng thời điểm triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, như: Hải Phòng, Quảng Nam, Nghệ An… thì mức hỗ trợ là quá thấp, có nơi hỗ trợ 30 tháng lương, có nơi hỗ trợ mỗi năm nghỉ trước tuổi 3 tháng lương, có nơi hỗ trợ bằng 1,5 lần mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Cử tri đề nghị HĐND thành phố Hà Nội xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về hỗ trợ tại điểm a, Khoản 3, Điều 1 Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND ngày 06/12/2023 của HĐND thành phố Hà Nội.

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 5
Ông Ngô Quốc Trịnh, cử tri thị trấn Trâu Quỳ kiến nghị.

Ông Ngô Quốc Trịnh, cử tri thị trấn Trâu Quỳ nêu, việc thực hiện bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố dự kiến được thực hiện vào cuối năm 2024. Theo quy định, Quy trình tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện theo quy định tại Mục 2, Chương 2, Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Nội vụ chưa ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 và Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 về hướng dẫn và tổ chức hoạt động của thôn, Tổ dân phố. Thành phố Hà Nội cũng chưa ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Do các văn bản này vẫn căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH, về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đề nghị HĐND Thành phố có ý kiến với UBND Thành phố sớm ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 của UBND thành phố để thực hiện việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố và hoạt động được bảo đảm theo quy định.

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 6
Bà Đào Thị thanh Huyền, cử tri Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Gia Lâm kiến nghị.

Bà Đào Thị thanh Huyền, cử tri Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Gia Lâm kiến nghị, hiện nay với khối lượng công việc lĩnh vực thông tin và truyền thông (trong đó có chuyển đổi số) lớn, nhưng hiện nay ở UBND huyện Gia Lâm, cơ quan tham mưu thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về chuyển đổi số chỉ có 1 chuyên viên thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin và 1 chuyên viên thuộc Văn phòng HĐND-UBND huyện. Với nguồn nhân lực mỏng như vậy thì việc tham mưu triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số đề ra theo kế hoạch rất khó khăn.

Cử tri đề nghị HĐND Thành phố quan tâm, nghiên cứu, xem xét có giải pháp, cho cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn này cho huyện Gia Lâm nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhất là khi Hà Nội đang đầu tư xây dựng Đề án thành phố thông minh, với rất nhiều mũi nhọn về công nghệ số...

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 7
Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền giải đáp một số ý kiến cử tri.

Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền đã giải đáp, trả lời những vấn đề thuộc thẩm quyền, liên quan đến việc: Giao đất dịch vụ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giãn dân, ô nhiễm môi trường… Đối với những nội dung còn lại, UBND huyện sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Cử tri Gia Lâm kiến nghị Thành phố quan tâm các vấn đề khi sáp nhập các xã - ảnh 8
Đại biểu HĐND Thành phố Vũ Đức Bảo tiếp thu ý kiến cử tri

Thay mặt Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, đại biểu Vũ Đức Bảo giải đáp những vấn đề cử tri kiến nghị thuộc thẩm quyền và cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Gia Lâm để gửi tới HĐND Thành phố và các cấp có thẩm quyền, để được xem xét, giải quyết, trả lời theo quy định.

 

Tin cùng chuyên mục

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm nguyên lãnh đạo Quân đội, Bộ Quốc phòng

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm nguyên lãnh đạo Quân đội, Bộ Quốc phòng

(PNTĐ) - Thay mặt lãnh đạo thành phố, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn gửi lời chúc Trung tướng Đặng Quân Thụy và gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng nhiều sức khỏe; tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần tiền phong, gương mẫu, tích cực động viên con, cháu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền địa phương và bồi dưỡng, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa, đảm bảo bình ổn giá cuối năm

WinMart tăng 20% nguồn cung hàng hóa, đảm bảo bình ổn giá cuối năm

(PNTĐ) - Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân vào dịp lễ, Tết, hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã làm việc trước với các nhà cung cấp từ 2 đến 3 tháng trước Tết để tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến.