Đại biểu đề nghị giám sát bổ nhiệm cán bộ, hậu giám sát và giám sát gói hỗ trợ Covid-19

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 21/7, tiếp theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn CườngTổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

Theo đó, dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 trình Quốc hội xem xét 4 chuyên đề, chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Cụ thể: Chuyên đề 1 tập trung việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Chuyên đề 2 việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành; Chuyên đề 3 việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021; Chuyên đề 4 việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.

Giám sát việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ

Đại biểu Lê Thanh  VânĐại biểu Lê Thanh Vân

Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị Quốc hội cân nhắc thay 2 chuyên đề giám sát về hành chính và giám sát về thực hành tiết kiệm chống lãng phí bằng 2 chuyên đề: “Thực hiện chính sách pháp luật trong việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ” và “Thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý sử dụng tài sản công ở các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng đây là hai chuyên đề nhân dân rất bức xúc. Đại biểu ví dụ, việc thực hiện chính sách pháp luật trong việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, như câu chuyện ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa bảo "bánh mì không phải lương thực thiết yếu", trước khi đứng đầu 1 phường, ông Thọ làm cán bộ phòng; một đại biểu Quốc hội được bầu ra là ông Trần Văn Nam - nguyên Bí thư tỉnh Bình Dương nhưng không đủ tư cách vì vi phạm trước đó nhiều năm.

Ông Vân cho rằng, việc triển khai các quy định về tổ chức nhân sự có những lúc tùy tiện, thiếu quyết đoán, không chọn đúng người. Vì vậy, nếu giám sát chuyên đề này có kết quả, sẽ là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho Chính phủ sốc lại đội hình, nâng cao chất lượng bộ máy để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chiến lược 5 năm.

Đại biểu Lê Thanh Vân đưa ra chuyên đề thứ hai là việc thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý sử dụng tài sản công ở các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tài sản công trong các đơn vị này được chuyển hóa từ công sang tư bằng nhiều thủ đoạn như đấu giá trá hình, chuyển đổi mục đích sử dụng. Thời gian qua có rất nhiều vi phạm nhưng ít kiểm tra, ít giám sát.

Cần quan tâm hậu giám sát

Đại biểu Trần Hoàng NgânĐại biểu Trần Hoàng Ngân

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh), dịch bệnh diễn biến phức tạp gây khó khăn cho các đoàn giám sát, chính vì vậy phải có kịch bản cho việc đi lại, giám sát, bố trí nhân sự đối với các đoàn giám sát.

Danh sách đoàn giám sát phải mở để khi có dịch thì phân công cho đồng chí ở địa phương đó đại diện cho đoàn thực hiện việc giám sát. Đối với khâu tiền giám sát, cần phải có số lượng báo cáo đầy đủ cho các thành viên của đoàn giám sát để từ đó có sự tư vấn từ các chuyên gia về lĩnh vực được giám sát, giúp cho đoàn có cơ sở khoa học để tiến hành giám sát.

Về hậu giám sát, ông Ngân nêu thực trạng vừa qua, báo cáo việc này rất ít. Có nhiều đoàn giám sát không biết địa phương, đơn vị đã thực hiện những vấn đề được chỉ ra trong quá trình giám sát như thế nào.

Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, dịch bệnh Covid-19 kéo dài hết sức khốc liệt, nguy cơ có thể tái đi tái lại đến 2022, bên cạnh với công tác tiêm chủng vaccine thì vấn đề an sinh xã hội cũng rất quan trọng.

Vì vậy, ông Ngân cho rằng, Quốc hội cần tiến hành giám sát về gói hỗ trợ 62.000 tỷ trong năm 2020 và gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Đại biểu Vũ Trọng KimĐại biểu Vũ Trọng Kim

Theo đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định), vấn đề giám sát, nhất là nội dung giám sát tối cao của Quốc hội là rất cần thiết. Rất nhiều nội dung giám sát tuân theo pháp luật, giám sát để thực hiện những quyết định của Quốc hội.

Ông Kim nói: "Tôi nghĩ rằng, trong nhiều nội dung như vậy thì phải "liệu cơm, gắp mắm", nên lựa chọn danh sách chuyên đề cụ thể”.

Ông Vũ Trọng Kim cho rằng, hậu giám sát là vấn đề chưa quan tâm thỏa đáng. Do vậy, từ lần này, khi lập chương trình thì cần đặt ra việc hậu giám sát để giao cho cơ quan, đơn vị nào thực hiện việc theo dõi, báo cáo Quốc hội.

Trong những kiến nghị đó, các địa phương, các đối tượng được giám sát có những kết quả gì, đã thực hiện ra làm sao chứ không phải như "lưỡi dao chặt xuống nước" sau khi "lưỡi dao rút lên rồi thì nước lại như cũ.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.