Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình

BÀI VÀ ẢNH: THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 18/11, tại hội trường Quận ủy Ba Đình, Đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 1) tiếp xúc cử tri quận Ba Đình trước Kỳ họp thứ 10, HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình - ảnh 1
Các đại biểu tham dự hội nghị

 

Nhiều kết quả nổi bật

 Tại hội nghị, Bà Lê Kim Anh, Thành ủy viên Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đại biểu HĐND TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 1) đã thông báo với cử tri về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Theo đó, kết quả chủ yếu đạt được đó là dịch bệnh Covid -19 được kiểm soát. Gần đây chỉ ghi nhận khoảng 50 ca mắc/ngày, không có ca tử vong. Các cơ sở thu dung tập trung điều trị bệnh nhân Covid -19 được tạm thời giải thể. Tổng số lũy kế đến nay đã thực hiện tiêm khoảng 21,35 triệu mũi vắc-xin phòng Covid -19.

Thành phố đã chi trả hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động và sử dụng lao động: Cụ thể, Thành phố đã chi trả hỗ trợ cho 12/12 nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19 theo chính sách của Trung ương với hơn 2,6 triệu lượt đối tượng với kinh phi gần 2.660 tỷ đồng. UBND các quận, huyện, thị xã đã hỗ trợ cho 297,14 nghìn người thuộc 08 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 theo chính sách của Thành phố với số tiền 315,65 tỷ đồng.

Hỗ trợ kinh phí hóa táng đối với 3.788 trường hợp tử vong dương tính với SARS-CoV-2 với kinh phi trên 17,67 tỷ đồng; Chỉ trả hỗ trợ tiền thuê nhà cho 420,28 nghìn lượt lao động trong 13,97 nghìn lượt doanh nghiệp với số tiền là 220,4 tỷ đồng.

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình - ảnh 2
Bà Lê Kim Anh, Thành ủy viên Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đại biểu HĐND TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 1) đã thông báo với cử tri về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Hỗ trợ phục hồi phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 72.272 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số thuế được giảm là 13.212 tỷ đồng; Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 2,97 nghìn tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 10 tỷ đồng, thuế GTGT hơn 8,11 nghìn tỷ đồng, tiền thuê đất là 847 tỷ đồng.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trảng cho 62.362 khách hàng với dư nợ 63.406 tỷ đồng. Miễn giảm, hạ lãi suất cho 325.510 khách hàng với dư nợ 536.253 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế đạt 3,8 triệu tỷ đồng cho hơn 216,6 nghìn lượt khách hàng.

Kinh tế phục hồi phát triển nhanh, thu ngân sách nhà nước trên địa bản vượt dự toán được giao, đảm bảo cho các khoản chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 328.040 tỷ đồng. đạt 105,2% dự toán, tăng 1,2% so với thực hiện năm 2021. Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 100.648 tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển 46.022,7 tỷ đồng, đạt 90,1% dự toán, chỉ thường xuyên 50.964,2 tỷ đồng, đạt 95,6% dự toán giao đầu năm.

Xuất khẩu phục hồi mạnh, nhập khẩu duy trì mức tăng cao: Ước năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,34 tỷ USD, tăng 11,9% (năm 2021 tăng 2,18%); Kim ngạch nhập khẩu đạt 40,26 tỷ USD, tăng 15% (năm 2021 tăng 20,6%). Đảm bảo nguồn vốn cho phục hồi và phát triển kinh tế. Các TCTD chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đảm bảo an toàn hệ thống chính sách lãi suất, tỷ giá trên địa bàn và thực hiện tốt vai trẻ huy động, phân bổ vốn dải hạn cho nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động của các TCTD tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt hơn 4,81 triệu tỷ đồng, tăng 13,16%; tổng dư nợ hơn 2,96 triệu tỷ đồng, tăng 14,52%. Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 2%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản được kiểm soát: CPI bình quân 10 tháng đầu năm tăng 3,51% (cùng kỳ tăng 1,59%). Dự kiến CPI trong 2 tháng cuối năm được kiềm chế và trung bình cả năm 2022 dưới 4% - đạt mục tiêu đề ra…

Các lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục phát triển, ban hành và thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kế hoạch đầu tư xây dựng cải tạo trường công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia,  nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đọna 2022 – 2025 và các năm tiếp theo…

Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ, quản lý và phát triển đô thị tiếp tục chuyển biến tích cực; quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường được tăng cường; rà soát, xử lý các dự án có sử dụng đất chậm tiến độ. UBND TP đã phê duyệt 4 dồ án quy hoạch quan trọng; Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, ĐỐng Đa, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội”.

Thành phố tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức và Thanh Trì thành quận. An sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững…

Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, TP, dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu: Dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yế, trong đó, GRDP tăng khoảng 7,0 % (chỉ tiêu của cả nước khoảng 6,5 %); GRDP/người khoảng 150 triệu đồng; Vốn đầu tư thực hiện tăng 10.5%; Kim ngạch xuất khẩu tặng 6%; khiểm soát chỉ số giá dướu 4,5 %; Giảm 30 % số hộ nghèo so với cuối năm 2022…

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023 gồm: Giữ vững ổn định và đảm bảo các cân đối của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục cơ cấu lịa kinh tế Thủ đô, phát triển các mô hình kinh tế mới. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục; kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đẩy nhanh công tác quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị, trong đó hoàn thành các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội; đưa vào sử dụng cầu vượt nút giao thông đường Chùa Bộ- Phạm Ngọc Thạch, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài; thông xe cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2…

Đồng thời tại hội nghị tiếp xúc, các đại biểu cũng đã thông tin một số nội dung sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026; trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI.

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình - ảnh 3
Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến trả lời những câu hỏi của các cử tri tại hội nghị

Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án

Tại hội nghị tiếp xúc, các đại biểu đã bày tỏ niềm tin tưởng, sự phấn khởi về những kết quả tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội quý sau cao hơn quý trước. Cử tri Phạm Trường Sơn, phường Quán Thánh mong muốn rằng Chương trình số 03 – CTR/TƯ khóa XVII về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố giai đoạn 2021- 2025” sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất để khai thác tốt các tiềm năng, điều kiện thuận lợi của Hà Nội.

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình - ảnh 4
Cử tri Phạm Trường Sơn, phường Quán Thánh quận Ba Đình

Cử tri Chu Mạnh Hùng, phường Kim Mã nêu kiến nghị: Trên địa bàn phường Kim Mã và phường Đội Cấn đang thực hiện Giải phóng mặt bằng để triển khai dự án xây dựng đường Liễu Giai- Núi Trúc (giai đoạn 2) và dự án Cống hóa mương và xây dựng đường từ Nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây. Hiện nay, một số hộ dân đang có kiến nghị về việc điều chỉnh chỉ giới thu hồi đất của dự án. Tuy nhiên đến nay TP vẫn chưa có văn bản trả lời các hộ dân, dẫn đến chậm kế hoạch thu hồi đất, ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án. Cử tri mong muốn, đề nghị TP sớm ban hành văn bản trả lời kiến nghị cho các hộ dân.

Cử tri Hồ Hùng Vĩnh (phường Ngọc Khánh) đề nghị HĐND TP và UBND TP đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 1, hoàn thành các thủ tục và triển khai dự án đúng tiến độ. Đề nghị xem xét tăng mức giá đền bù GPMB để người dân đủ tiền mua nhà tái định cư.

Cử tri Dương Quốc Việt (phường Liễu Giai) nêu kiến nghị về chiến lược phát triển Thủ đô, đề xuất UBND TP có lộ trình quan tâm dành quỹ đất để xây dựng các bến xe tĩnh (ngầm hoặc nổi), nếu không với tốc độ phát triển kinh tế và phương tiện như hiện nay sẽ gây quá tải cho hạ tầng đô thị, ách tắc giao thông, gây mất cảnh quan đô thị. Và dự án bãi đỗ xe ngầm tại Cung thể thao Quần Ngựa có được thực hiện không và lộ trình để triển khai xây dựng các điểm giao thông tĩnh đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trả lời làm rõ một số vấn đề cử tri quan tâm, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, quận sẽ đẩy nhanh tiến độ cải tạo các nhà chung cư cũ, cải tạo hạ tầng để hoàn thành các chi tiêu của Chương trình 03 của Thành ủy về Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đối với dự án khu phố ẩm thực và không gian đi bộ tại Đảo Ngọc – Ngũ Xã đang được cải tạo hạ tầng và dự kiến khai trương vào năm 2023.

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình - ảnh 5
Cử tri Chu Mạnh Hùng, phường Kim Mã

Về vấn đề cử tri Chu Mạnh Hùng nêu, theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình, UBND TP đã có văn bản số 561/TB-VP ngày 15/11/2022 giao Sở QH-KT trả lời kiến nghị của công dân và Thanh tra TP kết luận nội dung tố cáo. Sau khi các Sở, ngành TP có văn bản trả lời nội dung kiến nghị và tố cáo, chủ đầu tư, UBND phường sẽ báo cáo UBND quận phê duyệt các phương án liên quan đến việc điều chỉnh chỉ giới.

Đối với ý kiến của cử tri Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết: Dự án xây dựng đường vành đai 1 đang thực hiện trên địa bàn quận liên quan đến 3 phường Ngọc Khánh, Thành Công và Giảng Võ. Đến nay, UBND quận Ba ĐÌnh đã ban hành 184 Quyết định phê duyệt phương án, đã thực hiện chi trả tiền cho 144 phương án,35 phương án đã bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư, UBND 3 phường đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thực hiện phê duyệt phương án theo quy định.

Về giá đất đề bù, UBND quận đã có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội đề nghị xem xét xây dựng giá đất cụ thể của dự án,  UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5691/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 phê duyệt giá đất cụ thể cho dự án. Phương án phê duyệt của UBND quận đã áp dụng đúng theo đơn giá đất bồi thường được UBND TP phê duyệt cho dự án.

Ngoài ra, để đảm bảo hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy tại khu vực thực hiện Giải phòng mặt bằng, UBND quận đã giao phường Ngọc Khánh cùng Xí nghiệp thoát nước số 4 đảm bảo duy tu duy trì, cải tạo sửa chữa định kỳ theo quy định. UBND phường Ngọc Khánh đã thành lập đội dân phòng PCCC TDP để khắc phục các sự cố cháy nổ ban đầu xảy ra trên địa bàn.

Đối với tình trạng thiếu chỗ đỗ xe, theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình, đây là mối quan tâm không chỉ của cử tri quận Ba Đình mà là của thành phố và cả nước. Hiện nay, Dự án xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ thương mại tại Cung thể thao Quần Ngựa, phường Liễu Giai được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 2961/QĐ- UBND ngày 15/6/2018.

Đến nay, dự án chưa triển khai thực hiện do vướng mắc trong quá trình triển khai thủ tục giao đất, cho thuê đất do không có quy định và hướng dẫn về không gian ngầm và quản lý tài sản công. Về việc này, ngày 11/10/2022, UBND TP đã có văn bản gửi Bộ KH-ĐT; Bộ TNMT; Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Sau khi có ý kiến của các Bộ, TP chỉ đạo, UBND quận sẽ tiến hành đẩy nhanh tiến độ của dự án. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.