Hội Nông dân thành phố Hà Nội:

Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng về cơ sở

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hà Nội có hơn 4,3 triệu người sống ở khu vực nông thôn ở 18 huyện ngoại thành, chiếm 49,5% dân số. Nhiều năm nay, tổ chức Hội Nông dân thành phố phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào bức tranh nông thôn đổi mới. Năm 2023 khép lại, mở ra dấu mốc nhiệm kỳ mới 2023-2028, báo Phụ nữ Thủ đô có cuộc trao đổi với bà Phạm Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội về nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân trong điều kiện đô thị hóa.

Chuyển dịch lao động từ thành thị về nông thôn 

Phóng viên: Xin bà cho biết một vài nét sơ lược về bức tranh nông nghiệp và phong trào nông dân tham gia sản xuất kinh doanh của thành phố Hà Nội? 

Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng về cơ sở - ảnh 1
Bà Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội

Bà Phạm Hải Hoa: Hà Nội có 18 huyện có tổ chức Hội Nông dân với 406 cơ sở Hội và 462.580 hội viên nông dân sinh hoạt tại 2.643 chi hội trong 30 quận, huyện, thị xã. Lao động ở nông thôn 2,3 triệu người chiếm trên 56% lực lượng lao động của thành phố. Lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản, có trình độ cao (đội ngũ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học lớn trong và ngoài nước) đã về sống và đầu tư tại nông thôn, nhất là sự chuyển dịch lao động từ đô thị về nông thôn sau đại dịch Covid-19. 

Những năm qua, nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phát triển, duy trì tăng trưởng (giá trị khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân hàng năm tăng 3,03%, đạt và vượt so chỉ tiêu kế hoạch đề ra 2,5-3%/năm), góp phần bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, an sinh xã hội khu vực nông thôn, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19. 

Thành phố đã triển khai có hiệu quả việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp Thủ đô chuyển dịch theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, hữu cơ, phát triển bền vững.

 Năm 2023, thành phố đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 6/18 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 159 chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; lũy kế từ năm 2019 đến nay thành phố đã tổ chức đánh giá, công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP. 

Trình độ người nông dân Thủ đô ngày càng được nâng cao, đời sống, thu nhập và việc làm không ngừng được cải thiện. Năm 2023, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước tính bình quân đạt khoảng 63 triệu đồng/người/năm.

Nâng cao chất lượng tổ chức Hội và phong trào nông dân 

 Phóng viên: Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố, nông dân và lao động nông thôn sẽ bị phân hóa nhanh hơn, sôi động hơn theo hướng tích cực, làm thay đổi bản chất, năng lực, tư duy, tri thức và phân hóa nông dân theo năng lực, trình độ, nguồn vốn, quy mô sản xuất. Thực tế đó đòi hỏi các cấp Hội Nông dân thành phố phải không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân trong điều kiện đô thị hóa như thế nào, thưa bà?

  Bà Phạm Hải Hoa: Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội Nông dân thành phố đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên, nông dân. 

Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng về cơ sở - ảnh 2

Đoàn Công tác của Hội Nông dân Thành phố thăm mô hình của HTX Hoa Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (ảnh HNDTP)

Qua 5 năm (2018-2023), các cấp Hội đã tổ chức 24.752 buổi tuyên truyền cho 2.705.200 lượt người. Hội Nông dân Thành phố chỉ đạo thành lập trang Fanpage từ thành phố tới cơ sở, đến nay trang Fanpage, các nhóm thông tin, điều hành công việc trên ứng dụng Zalo,… là kênh tuyên truyền có hiệu quả, thông tin nhanh, thu hút nhiều cán bộ, hội viên, nông dân tham gia.

Công tác vận động xây dựng quỹ Hội tăng trưởng cao, 100% cơ sở Hội và chi Hội có quỹ hoạt động với tổng số nguồn quỹ Hội đạt 99,963 tỷ đồng (tăng 32,863 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ), bình quân quỹ Hội đạt 210.000 đồng/hội viên, vượt 75% so với chỉ tiêu Đại hội IX; việc quản lý, sử dụng quỹ Hội theo đúng quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

  Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án số 25-ĐA/HNDT ngày 25/8/2021 về “Nâng cao hiệu quả hoạt động của chi, tổ, Hội Nông dân nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh”. Đến nay, các huyện, thị xã đã thành lập và ra mắt 232 chi hội nông dân nghề nghiệp với 5.813 hội viên tham gia; 1.852 tổ hội nông dân nghề nghiệp với 22.584 hội viên.

Với các giải pháp hiệu quả, nhiệm kỳ qua các cấp Hội đã kết nạp được 73.396 hội viên mới, vượt 50% so với chỉ tiêu Đại hội IX. Chất lượng hội viên được nâng lên, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt ở các chi, tổ Hội đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ nộp hội phí đạt 90%; tỷ lệ hội viên được phát thẻ đạt 95%. 

Phong trào thi đua, các cuộc vận động 

Phóng viên: Hội Nông dân thành phố được biết đến với rất nhiều phong trào thi đua, trong sản xuất kinh doanh, với phương châm “hướng về cơ sở”, những năm qua đã ghi nhận nhiều kết quả, xin bà cho biết một vài phong trào tiêu biểu?

Bà Phạm Hải Hoa: Qua 5 năm (2018-2023), Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã có 1.350.310 lượt hội viên đăng ký tham gia phong trào (chiếm 65% so với tổng số hộ hội viên), qua bình xét có 874.632 lượt hộ hội viên đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Tỷ lệ hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp bình quân đạt gần 67% so với số hộ hội viên đăng ký.

Hội phối hợp vận động, hướng dẫn hỗ trợ thành lập được 2.305 mô hình kinh tế gia trại, trang trại với 31.008 hộ hội viên tham gia. Phối hợp vận động, hướng dẫn hỗ trợ thành lập 98 hợp tác xã và 1.135 tổ hợp tác với 13.700 thành viên tham gia trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản và kinh doanh dịch vụ.

Cùng với vận động nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, các cấp Hội đã vận động hội viên, nông dân tương trợ, giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho 21.173 lao động ở nông thôn. Đã trực tiếp và phối hợp giúp đỡ 14.742 hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu, xây dựng 212 căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa, mái ấm nông dân trị giá 3 tỷ 441 triệu đồng; đóng góp hàng chục tỷ đồng cho các quỹ ở địa phương.

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các cấp Hội vận động nông dân hiến 208.783m2 đất, 348.049 ngày công, đóng góp trên 151,250 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia sửa chữa 76.111 km đường giao thông nông thôn; nạo vét, kiên cố hóa 2.690 km kênh mương nội đồng... 

Đẩy mạnh tri thức hóa nông dân

Phóng viên: Với xu hướng giảm về số lượng, nhưng tăng về chất lượng hội viên, cùng với xu thế chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, điều đó sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, do vậy, Hội Nông dân thành phố sẽ có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân?

Bà Phạm Hải Hoa: Trước tiên là tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của Hội Nông dân các cấp, đặc biệt là hoạt động hội ở những nơi đặc thù có tốc độ đô thị hóa nhanh, các địa bàn đô thị vẫn có các hộ nông dân tham gia sản xuất.

Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng về cơ sở - ảnh 3

Đoàn Công tác của Hội Nông dân Thành phố thăm mô hình của HTX Hoa Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (ảnh HNDTP)

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ hội các cấp đảm bảo về số lượng, chất lượng, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm với công tác hội và phong trào nông dân với phong cách “tôn trọng và tận tụy phục vụ nông dân”.

Tập trung phát triển mạnh hệ thống chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, các câu lạc bộ của nông dân. Chú trọng xây dựng các chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp 5 cùng (cùng lĩnh vực lao động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cùng có mối quan tâm, cùng trách nhiệm, cùng chia sẻ, cùng hưởng lợi), từng bước phát triển lên thành các tổ hợp tác và hợp tác xã.

Tập trung quan tâm bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ, kỹ năng cho các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực phấn đấu trở thành chủ tịch, giám đốc hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hóa nông dân" tạo bước đột phá trong xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, tay nghề cao.  

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào nông dân, trọng tâm là: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, gắn với hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số, khởi nghiệp, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị.

Trân trọng cảm ơn bà!

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.