Bãi bỏ 2 nội dung giúp giảm giấy tờ mà doanh nghiệp

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 9/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, quan điểm xây dựng dự án Luật là để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về thành lập, tổ chức và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và minh bạch.

Bãi bỏ 2 nội dung giúp giảm giấy tờ mà doanh nghiệp - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày

Đồng thời, bảo đảm tính cấp thiết, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; bảo đảm thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam trong triển khai hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền.

Các quy định sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật tuân thủ nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Khẳng định nguyên tắc này khi xây dựng nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật tiếp tục hiện đại hóa, chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác đăng ký doanh nghiệp thông qua việc sử dụng định danh cá nhân để thay thế cho toàn bộ giấy tờ truyền thống.

Theo đó, đã bãi bỏ 2 nội dung giúp giảm giấy tờ mà doanh nghiệp, cá nhân phải nộp và giản lược thông tin doanh nghiệp phải kê khai cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thông qua việc xác thực định danh cá nhân trên cơ sở kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong quá trình thành lập doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý giám sát thân nhân, tư cách pháp lý của người thành lập doanh nghiệp ngay từ bước đầu mà không ảnh hưởng đến quá trình tự do gia nhập thị trường của doanh nghiệp, không làm tăng thủ tục hành chính.

Để đáp ứng cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền theo Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống rửa tiền giai đoạn 2021 - 2025, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 15 nội dung về cung cấp, lưu giữ và chia sẻ thông tin liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, đồng thời giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định, kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với Kết luận số 119 - KL/TƯ của Bộ Chính trị.

Các quy định điều chỉnh, bổ sung mới về nội dung này không làm phát sinh thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Bãi bỏ 2 nội dung giúp giảm giấy tờ mà doanh nghiệp - ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết, cơ sở chính trị và cơ sở thực tiễn xây dựng dự án Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn. Nội dung dự án Luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh. Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, thể chế Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân; Kết luận số 119-KL/TƯ của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 20/1/2025.

Cùng với đó là Quy định số 178-QĐ/TƯ ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội. Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các quy định của Luật Doanh nghiệp để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bảo đảm yêu cầu cấp bách hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Về nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Văn Mãi nhận thấy, việc dự thảo Luật quy định khái niệm về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” theo hướng chung, mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là tương đồng với quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền về “chủ sở hữu hưởng lợi của khách hàng là tổ chức” là phù hợp với định hướng đổi mới trong công tác xây dựng luật.

Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát, quy định rõ hơn chủ thể doanh nghiệp cần kê khai trên cơ sở tối ưu hóa thông tin khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; rà soát quy định chuyển tiếp bảo đảm hợp lý, khả thi đối với doanh nghiệp được thành lập trước thời điểm Luật này có hiệu lực.

Đồng thời, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo Bộ, các cơ quan ngang Bộ có liên quan và địa phương khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật và đáp ứng yêu cầu của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF); bảo đảm không mâu thuẫn với các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, gây khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; quy định ở mức độ hợp lý, khả thi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, cần nhanh chóng ban hành hướng dẫn đầy đủ, chi tiết; thực hiện các biện pháp hỗ trợ và bảo đảm điều kiện thực hiện khác để không tạo thêm áp lực hoạt động doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thực hiện các quyền về tự do kinh doanh với chi phí thấp; nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp bảo đảm thông tin được tích hợp, chuẩn hóa, cập nhật đầy đủ, có sự liên thông, kết nối, chia sẻ.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp khác về phòng, chống rửa tiền theo khuyến nghị của FATF, chú trọng công tác thi hành pháp luật, bảo đảm mục tiêu Việt Nam không bị đưa vào "Danh sách Đen".

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp phát triển các trường đại học, trang thiết bị, thu hút nguồn nhân lực

Giải pháp phát triển các trường đại học, trang thiết bị, thu hút nguồn nhân lực

(PNTĐ) - Chiều 19/6, tại kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn của các đại biểu về chất lượng dạy học, vấn đề giáo dục phổ thông, dạy thêm - học thêm, làm thế nào để trường học an toàn… là những vấn đề căn bản mà ngành đang nỗ lực thực hiện.
Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

(PNTĐ) - Sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn 5 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bao gồm các giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thu hút FDI, cơ chế chính sách thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế...