Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới

Chia sẻ

Hội Phụ nữ tuyên truyền, vận động, khuyến cáo hội viên, phụ nữ, người dân không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác về nguy cơ dịch bệnh, chấp hành tốt các biện pháp phòng chống dịch; thường xuyên giám sát chặt chẽ hoạt động đi, đến và cư trú tại “vùng xanh”; quyết tâm giữ vững “vùng xanh”, không để “chuyển màu”.

Đó là một trong những nội dung trong văn bản số 15/HD-BTV của Hội LHPN Hà Nội ban hành ngày 11/10/2021 hướng dẫn về "Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới" triển khai tới 100% quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc.

Chị em cán bộ Hội phụ nữ tuyên truyền và hướng dẫn các hộ kinh doanhChị em cán bộ Hội phụ nữ tuyên truyền và hướng dẫn các hộ kinh doanh sử dụng mã QR để khách hàng đến thực hiện khai báo y tế

Theo đó, các nội dung tuyên truyền gồm: Tuyên truyền, quán triệt tư tưởng, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước “Chống dịch như chống giặc ”, “kiên định thực hiện mục tiêu kép, phòng, chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời song, bảo vệ sức khỏe Nhân dân; khẳng định những thành tựu đạt được của đất nước và Thành phố trên các lĩnh vực thời gian qua trong bối cảnh khó khăn, cả thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19; khẳng định công tác phòng, chống dịch của Việt Nam đang đi đúng hướng và đã đạt được một số kết quả bước đầu rất quan trọng.

Vai trò cùa tổ chức Hội và cán bộ, hội viên, phụ nữ đốỉ với việc thực hiện Kết luận số 07-ICL/TW ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội”; Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19 ngày 29/7/2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 86/NQ-CP, ngày 06/8/2021 của Chính phủ về “Các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về Một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 105/NQ- CP, ngày 09/9/2021 của Chính phủ về H trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 và các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ, các Chỉ thị, Nghị quyết, thông báo, kết luận của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố... Chú trọng tuyên truyền, nhấn mạnh tạo sự thống nhất nhận thức khống chế dịch tuyệt đối là rất khó khăn; “phòng dịch vẫn là chính, là cơ bản, chiến lược lâu dài”; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức cơ quan, đơn vị cần chủ động các phương án, kịch bản chống dịch thích ứng, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết”; “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, vãn hóa, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì mục tiêu cuối cùng là sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc, ấm no của nhân dân...”; công tác phòng, chống dịch phải “từ xa, từ sớm, từ cơ sở”, “người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch; xã, phường, thị trấn thật sự là “pháo đài”, người dân thật sự là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch”...

 Các cấp hội phụ nữ huyện Hoài Đức tiếp tục tham gia hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin mũi 2Các cấp Hội Phụ nữ huyện Hoài Đức tiếp tục tham gia hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin mũi 2 cho người dân tại các địa phương 

Tuyên truyền, giải thích “Tiêm vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”; thực hiện bao phủ vắc xin Covid-19 cho nhân dân là mục tiêu, là biện pháp nhằm sớm đẩy lùi và hạn chế sự lây lan của đại dịch. Tiếp tục tuyên truyền, cảnh báo về mức độ nguy hiểm và cơ chế lây lan dịch Covid“19 hiện nay. Đồng thời thông tin, tuyên truyền kịp thời, khách quan, minh bạch diễn biến tình hình dịch, công tác phòng, chống dịch, kết quả điều trị trong nước, khu vực và quốc tế. Chú trọng thông tin, phản ánh việc ứng xử với người mắc bệnh, người bị cách ly; phê phán tư tưởng chủ quan, lơ là mất cảnh giác, cố tình vi phạm quy định chống dịch của một bộ phân nhân dân.

Tuyên truyền kinh nghiệm phòng, chống dịch của các địa phương trên cả nước, phương thức có hiệu quả của các nước trong khu vực và thế giới, kết quả nghiên cúu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong nước phục vụ công cuộc phòng, chống dịch. Tuyên truyền, khích lệ tinh thần chủ động, trách nhiệm, tận tụy hết mình của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị chức năng, đặc biệt là lực lượng y tế, quân đội, công an và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch; biểu dương gương “người tốt”, “việc tốt”, những hành vi và nghĩa cử nhân văn, cao đẹp trong xã hội...

Lên án mạnh mẽ nhũng hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi các nhân, như: đầu cơ, “thổi giá” hàng hóa; làm giả giấy đi đường, giấy chứng nhận tiêm chủng; vi phạm quy định về thực hiện giãn cách xã hội; che giấu thông tin về các trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh... 

Hội PN các cấp tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị 15,16, 19 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Thành phố về thực hiện giãn cách xă hội và các biện pháp phòng, chống, dịch nhưng với từng vùng, từng địa bàn, đặc điểm dân cư cần tập trung những nội dung trọng tâm, trọng điểm như sau:

Đổi với “vùng xanh” “ vùng bĩnh thường mới: Không ngừng tuyên truyền, vận động, khuyến cáo hội viên, phụ nữ, người dân không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác về nguy cơ dịch bệnh, chấp hành tốt các biện pháp phòng chống dịch; thường xuyên giám sát chặc chẽ hoạt động đi, đến và cư trú tại “vùng xanh”; quyết tâm giữ vững “vùng xanh”, không để “chuyển màu”. Đồng thời tuyên truyền triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân phát huy lòng yêu nước và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, mỗi cơ quan, đơn vị, to chức, cá nhân ra sức thi đua làm việc với năng suất và hiệu quả cao nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn lực hỗ trợ đối với “vùng đỏ”, “vùng vàng” hoặc “vùng cam”.

Đối với “vùng vàng” hoặc “vùng cam ” - vùng nguy cơ và nguy cơ cao: Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức độ nguy cơ tại vùng; thường xuyên cảnh báo nguy cơ “đỏ hóa”; quán triệt không cực đoan khi “vàng hóa”, “cam hóa” và cũng không nôn nóng “xanh hóa”; tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại vùng. Động viên hội viên phụ nữ và người dân tin tưởng, đồng thuận với các biện pháp phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước; đề cao vai trò, trách nhiệm, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và mỗi người dân để “vùng vàng”, “vùng cam” nhanh chóng được “xanh hóa”. Đấy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi điều kiện an toàn để thích ứng, duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh để phát triến kinh tế - xã hội nhưng vẫn bảo đảm nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Đối với “vùng đỏ” - vùng nguy cơ rất cao: Quán triệt thực hiện nghiêm quy định về giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, giữa gia đình với gia đình; nhắc nhở, vận động người dân ở trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài khi không thực sự cần thiết và phải được sự cho phép của chính quyền; tiếp tục thông tin cảnh báo nguy cơ tiêu cực và các biện pháp phòng, chống dịch tại vùng. Tập trung tuyên truyền với mục tiêu an dân, vì dân; đê cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn the và người dân trong thực hiện mục tiêu thu hẹp “vùng đỏ” với phương châm: Mỗi người dân thực sự là “chiến sỹ”, mỗi gia đình, mỗi xã, phường thật sự là “pháo đài” trong phòng, chống dịch. Đẩy mạnh lan tỏa, chia sẻ tinh thần lạc quan, sự yêu thương, đùm bọc, cùng nhau vượt qua khó khăn, dịch bệnh. Tích cực phát hiện, đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế, các gia đình khó khăn bị nhiều tổn thất do tác động của dịch bệnh; tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19.

  1. Hội Phụ nữ huyện Đan phượng tham gia hỗ trợ công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho người dânHội Phụ nữ huyện Đan phượng tham gia hỗ trợ công tác tiêm vắc xin mũi 2 cho người dân.
  2. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN CHỦ YẾU:

  3. 1. Tuyên truyền trên các ấn phấm của báo Phụ nữ Thủ đô, Website, Fanpage Hội LHPN Hà Nội, trên mạng xã hội (facebook, Zalo, Youtube...), đổi mới hình thức tuyên truyền bằng livestream, video, clip, banner ảnh, infographics, biếu ngữ, cổ động, tin nhắn...

  4. 2. Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh cơ sở, đội truyền thông lưu động, loa tay, thông qua hội nghị, sinh hoạt hội viên; sinh hoạt CLB, tập huấn, tọa đàm, giao lưu, thi tìm hiểu... Chú trọng phát huy vai trò đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở để tuyên truyền phòng, chống dịch sâu sát, cụ thể, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”; nhắc nhở, vận động phụ nữ và nhân dân vừa tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, vừa tăng gia lao động sản xuất, kinh doanh với tinh thần vừa sản xuất, vừa chiến đấu với dịch bệnh.

  5. 3. Tuyên truyền, thông tin, cổ động trên các phương tiện trực quan, băng rôn, khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích, triển lãm, phim, ảnh... trên các trục đường chính, chợ dân sinh, siêu thị, bệnh viện, tổ dân phố, khu chung cư, khu lao động, khu công nghiệp, chế xuất...; thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ...

  6. 4. Tuyên truyền trên các ấn phẩm sách, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp...
  7. Bài: THANH THANH
  8. Ảnh: HPN 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu VIC, VCB kéo VN-Index phiên 26/4

Cổ phiếu VIC, VCB kéo VN-Index phiên 26/4

(PNTĐ) - Hai cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán là VIC của Tập đoàn VinGroup và VCB của Ngân hàng Vietcombank tăng điểm giúp VN-Index giữ sắc xanh trong phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4...
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động giám sát dịch bệnh trong kỳ nghỉ lễ

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động giám sát dịch bệnh trong kỳ nghỉ lễ

(PNTĐ) - Theo công văn của Bộ Y tế, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.