Di tích, cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm việc dừng đón khách phòng chống dịch

Chia sẻ

Thực hiện Công điện số 06/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, các di tích và cơ sở tôn giáo trên địa bàn Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉ đạo tạm dừng đón khách, kể từ 17h ngày 3/5.

Theo ghi nhận từ thời điểm TP Hà Nội yêu cầu, tại các cơ sở di tích, tôn giáo trọng điểm trên địa bàn Hà Nội như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, chùa Quán Sứ... đều sớm có thông báo tới du khách về việc sẽ quay trở lại khi có chỉ đạo mới của UBND TP. Hà Nội. Di tích Nhà tù Hỏa Lò là một trong những địa chỉ thông báo đóng cửa đầu tiên ngay sau công điện yêu cầu tạm dừng đón khách của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Thông báo tương tự cũng được dán phía trước cổng di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Một nhân viên tại di tích cho biết, mặc dù di tích mới bắt đầu đông khách trở lại vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, song trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc đóng cửa để phòng chống dịch là cần thiết. Trong thời gian này, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng như nhiều di tích trọng điểm khác trên địa bàn Hà Nội đều giành thời gian tập trung cho các hoạt động tăng sức “đề kháng”, chống chọi sự hoành hành của dịch bệnh.

Tại chùa Quán Sứ, ngay từ chiều 3/5, thông báo đã được niêm yết phía trước cổng chùa về việc nhà chùa tạm dừng mở cửa đón khách để phòng chống dịch cho đến khi có thông báo mới của thành phố.

Thông báo tạm dừng đón khách tại Chùa Quán Sứ. Ảnh: TGThông báo tạm dừng đón khách tại Chùa Quán Sứ. Ảnh: TG

Nội dung tương tự cũng được các cơ sở tôn giáo trên địa bàn Hà Nội như phủ Tây Hồ, chùa Phúc Khánh, chùa Bộc… thông báo đến người dân và các tín đồ Phật tử. Theo ghi nhận của phóng viên, do đã nắm bắt tinh thần chỉ đạo của thành phố nên tại các địa chỉ này trong những ngày qua cũng không có người dân và du khách tìm đến để tham quan, thực hành các nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng.

Theo BQL Di tích - Danh thắng Hà Nội, giải pháp quan trọng thường xuyên được tăng cường là việc nhắc nhở các điểm di tích khi đóng cửa phải làm công tác vệ sinh, tiến hành phun khử khuẩn để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, chủ động trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thiết bị đo thân nhiệt...

Trước đó, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã ghi nhận số lượng du khách đến các di tích lịch sử, danh thắng và cơ sở tôn giáo tăng cao. Mặc dù BQL các di tích, danh thắng đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp, nhưng theo Trưởng BQL Di tích - Danh thắng Hà Nội Nguyễn Doãn Văn cho biết vẫn có những người dân chủ quan, lơ là, không đeo khẩu trang. Vì vậy, thời đểm này, các yêu cầu phòng chống dịch được thực hiện triệt để.

Ngày 8/5, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cũng đã ban hành Công văn số 106/CV-HĐTS về việc tăng cường nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến lây nhiễm mới. Đáng chú ý, Công văn của GHPGVN nêu rõ việc gắn trách nhiệm của trụ trì các chùa, cơ sở tự viện trong việc chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người. Trụ trì các chùa sẽ phải chịu trách nhiệm trước Giáo hội và pháp luật nếu để xảy ra tình trạng không kiểm soát chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Nhờ sự quyết liệt này, tại các cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố, thời gian qua, đã chấp hành nghiêm túc yêu cầu tạm ngừng hoạt động của các ban, ngành, GHPGVN đưa ra.

Sự chủ động, quyết liệt trong bối cảnh hiện nay là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực do dịch Covid-19 đối với cộng đồng. Việc các di tích, cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm túc chỉ đạo từ các cấp, tăng cường việc chịu trách nhiệm được dư luận hoan nghênh, đánh giá cao. Đồng thời, quãng thời gian tạm dừng đón khách lần này cũng được xem là quãng nghỉ cần thiết để mỗi di tích, cơ sở tôn giáo tiếp tục tăng cường sức “đề kháng” trước dịch Covid-19, bảo đảm điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân và du khách sau khi được phép mở cửa trở lại.

THANH PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Chính phủ đầu tiên sau cuộc cách mạng có tính lịch sử “sắp xếp lại giang sơn“

Hội nghị Chính phủ đầu tiên sau cuộc cách mạng có tính lịch sử “sắp xếp lại giang sơn“

(PNTĐ) - Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm

Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm, nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước (NSNN)… tốt hơn qua từng tháng, từng quý.