Đoàn ĐBQH-HĐND- UBND-MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026

Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 17/2, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026.

Quang cảnh buổi lễ ký kếtQuang cảnh buổi lễ ký kết

Dự lễ ký kết có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của thành phố.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng HàỦy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà trình bày tóm tắt Quy chế phối hợp

Trình bày tóm tắt dự thảo Quy chế phối hợp giữa 4 cơ quan giai đoạn 2021-2026, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cho biết, dự thảo Quy chế gồm 3 chương, 26 điều. Nội dung phối hợp công tác cụ thể gồm: Công tác bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND và bầu Hội thẩm nhân dân; tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng Luật, Pháp lệnh-phản biện xã hội-phổ biến giáo dục pháp luật; chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức kỳ họp HĐND thành phố; tổ chức hoạt động giám sát, khảo sát và tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri; phối hợp tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân…

Nguyên tắc phối hợp đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành ủy và theo quy chế này. 4 cơ quan chủ động, kịp thời để cùng triển khai thực hiện công việc liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định pháp luật và quy chế này; tạo điều kiện để các cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.

Trên cơ sở thống nhất cao các nội dung của dự thảo, đại diện 4 cơ quan Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026 trước sự chứng kiến của Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.

Kết quả chung là sự an dân, vì dân để phát triển

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểuĐồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố phát biểu

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đánh giá cao sự chủ động của Thường trực HĐND thành phố cùng các cơ quan trong việc đề xuất, chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp, đồng thời khẳng định việc ký, ban hành quy chế phối hợp thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ và quyết tâm của 4 cơ quan. Từ đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện công việc chung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực công tác của thành phố trong thời gian tới.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng Nhấn mạnh một số kết quả nổi bật năm 2021, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn thế giới cũng như ở nước ta và Thủ đô, gây thiệt hại lớn đến tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại...

Với tinh thần quyết tâm cao, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt để cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô chung sức, đồng lòng, vừa chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng.

Đồng thời, đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp của thành phố nhiệm kỳ 2021- 2026; bước đầu triển khai có hiệu quả “Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội” và phòng chống dịch hiệu quả, từng bước chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt”, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Quang cảnh buổi lễ ký kết hợp tác 4 cơ quanQuang cảnh buổi lễ ký kết hợp tác 4 cơ quan

Năm 2022 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; thành phố tiếp tục thực hiện chủ đề công tác năm 2022 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển”. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra, đòi hỏi sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Với tinh thần đó, việc 4 cơ quan đại diện cho cử tri, cho các cơ quan hành pháp của Thủ đô tổ chức ký Quy chế phối hợp công tác trong giai đoạn 2021-2026 là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để từng cơ quan chủ động, xác định rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật. Đồng thời, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ công tác, góp phần xây dựng các cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và bảo đảm đời sống, lợi ích chính đáng của nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố và chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy đã ban hành để lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cụ thể hóa trong kế hoạch thực hiện quy chế phối hợp, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy khóa XVII để báo cáo nội dung theo đúng thẩm quyền.

Đối với các nội dung phối hợp công tác có thời hạn thực hiện đã nêu tại Quy chế, Bí thư Thành ủy đề nghị các đồng chí lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo bộ phận tham mưu chủ động tham mưu, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đặc biệt đối với các nội dung: Chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức kỳ họp HĐND thành phố, coi đây là thước đo đánh giá chỉ số “phối hợp nội bộ” của các cơ quan hành chính của thành phố. Qua đó, tạo sự lan tỏa để các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị xã cùng học tập, làm theo.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Trong công tác phối hợp, các cơ quan cần gắn với việc tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng làm việc theo tinh thần “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ hiệu qủa, rõ trách nhiệm), tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và hiệu lực, hiệu quả. Phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân; không chỉ mối quan hệ của 4 cơ quan mà là mối quan hệ giữa dân với chính quyền, tạo ra cơ chế, môi trường thuận lợi để phát triển nhằm chăm lo của người dân tốt hơn”

4 cơ quan Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-20264 cơ quan Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021-2026

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng yên cầu,thông qua việc phối hợp, 4 cơ quan nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân từ việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, tiếp nhận, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; theo dõi kết quả xử lý các ý kiến, kiến nghị sau tiếp xúc cử tri… đảm bảo ý kiến của người dân được tiếp thu và chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Đặc biệt, cần quan tâm đến công tác thông tin, tuyên truyền những nội dung trên để người dân nắm được các chủ trương, cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước… góp phần thu hút sự tham gia của người dân vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống người dân.

Bên cạnh đó, 4 cơ quan cũng cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát các quy chế phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của thành phố trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã rà soát quy chế phối hợp cấp mình để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy chế đã ký kết.

Qua đó, nhằm đảm bảo phối hợp hoạt động nhịp nhàng, không chồng lấn, không bỏ sót nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, kết quả chung là sự an dân, vì dân để phát triển.

Thay mặt 4 cơ quan tiếp thu toàn bộ các nội dung chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, đồng chí Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố khẳng định, thời gian tới 4 cơ quan sẽ phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ từng năm, từng giai đoạn và các chỉ tiêu Nghị quyết lần thứ  XVII Đảng bộ thành phố.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông qua mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Hà Nội thông qua mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

(PNTĐ) - Ngày 29/3, với đa số phiếu tán thành tại kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định mức phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật; quy định mức chi cho kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố.