Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024), chiều 10/5, tại UBND huyện Đông Anh (Hà Nội), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng".

Dự và chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự Khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh; Nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Nguyễn Văn Phong, phó Bí thư Thành ủy Hà Nội…

Tấm gương đạo đức cách mạng

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các nhà khoa học trung tham luận, làm rõ những khía cạnh: Đồng chí Đào Duy Tùng, người cán bộ tài năng của Đảng ta, người thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc; Người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng; nhà lý luận xuất sắc của Đảng; tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng; người con ưu tú của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho rằng, Hội thảo "Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, Nhà lý luận xuất sắc của Đảng" là một trong những trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí - người cộng sản xuất sắc, tận tuỵ suốt đời vì lý tưởng cách mạng - người con ưu tú của quê hương Đông Anh, là tấm gương sáng để các thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo.

Hội thảo cũng là dịp để ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang, tôn vinh công lao cống hiến của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc, nhất là đóng gop to lớn trong lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Đảng.

Tại Hội thảo, đồng chí Đào Xuân Dũng, Phó Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội đã chia sẻ về truyền thống của huyện Đông Anh, từ truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng. Đồng chí Đào Xuân Dũng cũng đã có những nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của đồng chí Đào Duy Tùng trong công cuộc đổi mới của Đảng .

Đại hội VI của Đảng (12/1986), đồng chí Đào Duy Tùng được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phụ trách công tác tư tưởng và khoa giáo. Tháng 5/1988, đồng chí được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và trong nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương khóa VII là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Thường trực Bộ Chính trị (từ tháng 1/1994 đến tháng 6/1996)… Dù ở bất cứ nơi đâu, cương vị công tác nào, đồng chí Đào Duy Tùng đều hết mực trung thành, tận tụy, quên mình cho công việc và đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng…

Sau gần 40 năm đổi mới, có thể khẳng định đồng chí Đào Duy Tùng có những đóng góp đặc biệt trong vấn đề đổi mới tư duy. Hình thành tư duy mới, xây dựng tư duy mới là vấn đề mà đồng chí Đào Duy Tùng dành rất nhiều tâm huyết.

Đồng chí Đào Duy Tùng đã sống và cống hiến trọn đời cho Đảng và cho Tổ quốc, là tấm gương cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và tuổi trẻ Thủ đô học hỏi và phát huy phẩm chất cao đẹp, mãi tỏa sáng theo thời gian.

Nhà báo Hà Đăng, Nguyên ủy viên Trung ương Đảng Nguyên trưởng Ban tư tưởng văn hóa Trung ương cho rằng: “Tôi không nghĩ mình đã quá lời khi nói Đào Duy Tùng là Nhà tư tưởng và lý luận xuất sắc của Đảng. Sự thật này được chứng minh, không phải bằng toàn bộ thành tựu trong hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng của Anh (từ 1945 đến 1998), trong đó có hơn bốn mươi năm trực tiếp làm công tác tuyên giáo (từ 1955 trở đi), mà chủ yếu bằng những đóng góp đặc biệt xuất sắc của anh vào lĩnh vực tư tưởng và lý luận của Đảng thời kỳ đầu đổi mới”.

Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng - ảnh 1
Quang cảnh hội thảo

Để chứng minh khẳng định của mình, nhà báo Hà Đăng đã khái quát lại sự nghiệp, quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng. Theo đó, từ khi đồng chí Đào Duy Tùng là Tổng Biên tập Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng Sản, suốt 17 năm giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Cho nên nói đến đồng chí Đào Duy Tùng, người ta thường nghĩ về một người làm công tác tư tưởng hơn là một nhà báo.

“Sự thật, anh đi vào công tác báo chí rất sâu. Tác phẩm báo chí của anh chủ yếu là những bài chính luận. Nét nổi bật là những bài báo ấy đều chứa đựng nội dung sâu sắc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, rõ ràng…

Cùng làm việc với đồng chí Đào Duy Tùng nhiều năm, tôi cảm nhận ở anh một con người trung thực, khiêm tốn, làm việc hết mình và sống bình dị, nghĩa tình, dễ gần, dễ bộc bạch với nhau những điều suy nghĩ riêng tư. Anh biết lắng nghe ý kiến của người khác, không phân biệt tuổi tác, thân sơ, cùng chính kiến hay khác chính kiến, miễn là những ý kiến đó chứa đựng cái mới, cái hay, trong tinh thần xây dựng”, nhà báo Hà Đăng chia sẻ.

Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng - ảnh 2
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu

Để minh chứng, nhà báo Hà Đăng đã dẫn lại lời của đồng chí Đào Duy Tùng: “Trong quá trình hình thành các quan niệm mới, phải phát hiện được các vấn đề quan trọng có những nhận thức không thống nhất, thẳng thắn vạch ra các quan điểm khác nhau, nêu một cách khách quan lập luận của mỗi quan điểm để thảo luận. Trong sinh hoạt của một cấp ủy, một tập thể cán bộ lý luận, v.v... phải phát huy tự do tư tưởng, thảo luận dân chủ, nói thẳng, nói thật, không định kiến… Đó là sinh hoạt bình thường trong Đảng. Nhưng mặt khác, phải thấy rõ chúng ta đứng trước tình hình là các thế lực thù địch, cơ hội chủ nghĩa trong nước và ngoài nước đang tiến công về tư tưởng, lý luận, nhằm làm cho ta đi chệch khỏi con đường đã lựa chọn. Cho nên trong quá trình bảo đảm sinh hoạt tư tưởng, lý luận theo nguyên tắc của Đảng, không thể buông lỏng cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm thù địch, cơ hội”.

“Đây là đoạn viết cuối cùng trong tác phẩm lý luận cuối cùng của đồng chí Đào Duy Tùng “Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Phải chăng đây cũng là lời nhắn gửi cuối cùng của đồng chí với những người làm công tác tư tưởng - lý luận của Đảng chúng ta hiện nay?”, nhà báo Hà Đăng đặt câu hỏi.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.