Đồng chí Hoàng Trọng Quyết kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn huyện Gia Lâm

LINH NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 11/9, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết dẫn đầu đoàn công tác đã đi kiểm tra các tuyến đê sông Hồng, sông Đuống trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Gia Lâm, sơ bộ đến 11h30 ngày 11/9/2024, thiệt hại ban đầu do bão số 3 và lũ trên sông Hồng, sông Đuống gây ra như sau: Tình trạng ngập úng khu vực sản xuất có 127ha lúa, 313ha rau màu, 272ha hoa, cây cảnh, 946ha cây ăn quả, 5.274 cây bóng mát, 25ha thủy sản và khoảng 40ha nhà màng, nhà lưới bị ảnh hưởng; không có ngập úng khu vực đô thị.

Đồng chí Hoàng Trọng Quyết kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn huyện Gia Lâm - ảnh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết kiểm tra và động viên các lực lượng phòng chống lũ lụt tại xã Văn Đức

 

Sự cố về điện có 58 cột điện, cột điện chiếu sáng bị đổ, gãy; 1.300m dây điện bị đứt hỏng… Sự cố về nhà cửa công trình có 284 công trình nhà bị tốc mái tôn, mái tum; 14 công trình tường bao bị đổ; 20 thuyền bè bị sóng đánh chìm tại xã Văn Đức.

Để ứng phó, huyện đã huy động hơn 1.600 người; 22 xe ô tô các loại, 22 cưa máy, 50 bộ áo mưa, 59 áo phao, 30 phao tròn, 20 đôi ủng, 05 xà beng, 20 cuốc, 20 xẻng, 07 vồ, 40 xảo sắt, 20 quang gánh đôi, 300 bao tải, 32 dao tông...Công tác di dời dân đảm bảo an toàn đối với 16 hộ dân làng chài xã Văn Đức và khu vực thôn 4 xã Kim Lan được thực hiện kiên quyết.

Huyện đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 3. Hiện nay, các lực lượng quân sự, công an khoảng 300 đồng chí phối hợp với UBND các xã, thị trấn đang tích cực tuyên truyền, hỗ trợ bà con kê kích tài sản, di chuyển đến nơi an toàn.

Đồng chí Hoàng Trọng Quyết kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn huyện Gia Lâm - ảnh 2
Các đồng chí lãnh đạo kiểm tra điểm ngập lụt trên sông Hồng tại xã Bát Tràng

 

Đến thời điểm này, số hộ đã di dời báo động II là 24 hộ với 114 nhân khẩu (Kim Lan 1, Trung Mầu 7); 16 hộ làng Chài Văn Đức). Số hộ sẽ tiếp tục di dời khi báo động III là 1584 hộ với 5729 nhân khẩu tại 08 xã: Đông Dư, Lệ Chi, Bát Tràng, Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu, Kim Sơn và thị trấn Yên Viên đến nơi an toàn tại Nhà văn hóa các thôn, Trạm Y tế, ký túc xá trường Dệt May, Cụm sản xuất làng nghề, Trường Tiểu học, Trường Trung học và tại các chùa.

Các xã đã hoàn thiện phương án di dời đảm bảo đời sống nhân dân khi mực nước dâng cao và đang chủ động bám sát tình hình lũ trên sông Hồng, sông Đuống để triển khai thực hiện việc di dời nhân dân đảm bảo an toàn.

Lực lượng công an, quân sự và các lực lượng khác khoảng 60 người đã hỗ trợ xã Kim Lan, Văn Đức đắp hoành triệt 02 cửa cống ngăn nước từ sông Hồng không vào đồng ruộng và khu dân cư. Lực lượng quân đội đã bố trí, hỗ trợ và cử lực lượng, phương tiện gồm 01 xuồng máy, 02 bè, 100 áo phao, 100 phao bơi cho các xã Văn Đức, Bát Tràng, Đa Tốn, Kim Lan để phục vụ xử lý các tình huống và hỗ trợ giao thông đi lại cung cấp nhu yếu phẩm cho nhân dân. Lực lượng công an, quân đội xã Dương Xá đã hỗ trợ khoảng 80 người cho xã Lệ Chi để đắp đoạn đê bối ngăn không cho nước tràn vào khu vực đồng ruộng và khu dân cư.

Đồng chí Hoàng Trọng Quyết kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn huyện Gia Lâm - ảnh 3
Lãnh đạo xã Văn Đức báo cáo nhanh tình hình ứng phó bão lũ trên địa bàn xã

 

UBND huyện Gia Lâm đã xây dựng phương án cứu trợ số 03/PA-UBND, ngày 30/5/2024 và đảm bảo đời sống nhân dân khi có sự cố, thiên tai trên địa bàn, hiện nay huyện đã ký hợp đồng nguyên tắc, các đơn vị cung ứng đã có cam kết đảm bảo cung ứng tốt nhất nhu yếu phẩm cho nhân dân khi cần thiết (Aeon, WinMax, Siêu thị Hapro,...).

Ngành giáo dục có các trường THCS, Tiểu học thuộc Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức học trực tuyến. Các trường của Đông Dư học trực tiếp, riêng các học sinh thôn 7 học trực tuyến. Các trường mầm non Kim Lan, Bát Tràng nghỉ học, giáo viên đến trường chuyển đồ phòng chống lụt.

Đồng chí Hoàng Trọng Quyết kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn huyện Gia Lâm - ảnh 4
Nước lũ sông Đuống lên cao, huyện Gia Lâm cảnh báo cấm người dân di chuyển qua cầu từ 22h đêm 10/9

 

Sau khi lãnh đạo thành phố, huyện kiểm tra thực tế tình hình ngập lụt tại các địa phương đã xác định huyện cần tiếp tục khẩn trương triển khai nhiệm vụ tiếp theo đến 100% các địa phương, Văn phòng BCH PCTT và TKCN huyện và các xã, thị trấn tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biến mực nước trên các sông Hồng, sông Đuống, diễn biến dòng chảy và tình hình tại các kè Yên Viên, Dương Hà, Thịnh Liên, Đổng Viên, Sen Hồ để kịp thời xử lý khi xảy ra các tình huống ảnh hưởng đến đê, kè.

Đồng chí Hoàng Trọng Quyết kiểm tra các tuyến đê trên địa bàn huyện Gia Lâm - ảnh 5
Nước dâng cao tại xã Kim Lan và xã Văn Đức

 

UBND các xã, thị trấn tiếp tục khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND huyện (tại văn bản số 2949/UBND-KT ngày 09/9/2024). Khẩn trương triển khai phương án di chuyển các hộ dân sinh sống tại vùng bãi đối với các xã, thị trấn có diện tích đất bãi khi mực nước sông Hồng, sông Đuống ở mức báo động 3.

Các lực lượng công an, quân đội và các lực lượng khác chủ động hỗ trợ xã Lệ Chi đắp quây ngăn chống tràn trên đê bối, hỗ trợ đi lại đảm bảo giao thông cho nhân dân ở các xã Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan và xử lý các tình huống phát sinh.

 

Tin cùng chuyên mục

uảng bá sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng

uảng bá sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng

(PNTĐ) - Tối 8/11, tại Vườn hoa Lạc Long quân, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức                      khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 - Giao lưu, quảng bá sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng.
Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

(PNTĐ) - Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng.
Cần bổ sung Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác phòng, chống ma tuý

Cần bổ sung Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác phòng, chống ma tuý

(PNTĐ) - Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma tuý hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ, kinh phí, tăng cường vai trò của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác phòng, chống ma tuý.
Bảo đảm tài sản không bị “chết”, mà được sử dụng có mục đích theo đúng công năng quy định

Bảo đảm tài sản không bị “chết”, mà được sử dụng có mục đích theo đúng công năng quy định

(PNTĐ) - Ngày 8/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Mất sạch tiền chỉ vì 1 cú click, sinh viên cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo ngân hàng mới

Mất sạch tiền chỉ vì 1 cú click, sinh viên cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo ngân hàng mới

(PNTĐ) - Gần đây, nhiều sinh viên mới lên Đại học đã báo cáo về việc bị “mất trắng” ví tiền chỉ vì ấn vào các đường link lạ. Trước tình hình lừa đảo qua các ứng dụng tài chính ngày càng cao, sinh viên nên đề cao cảnh giác và tham khảo các cách bảo vệ chính mình dưới đây.