Dự thảo văn kiện thể hiện quan điểm mới, nhiều chiều

Chia sẻ

Ngày 9/11, đồng chí Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng của các nhà nghiên cứu, các tổ chức thành viên, thành viên các Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ TP..

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo văn kiện trên tinh thần xây dựng, thẳng thắnNhiều ý kiến đóng góp dự thảo văn kiện trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn

Đa số ý kiến đóng góp tại hội nghị đều đánh giá các dự thảo văn kiện được chuẩn bị công phu, tổng kết thực tiễn sâu sắc, toàn diện, khách quan, nhiều chiều; bố cục chặt chẽ, nội dung có tính khái quát cao. Các dự thảo báo cáo đã thể hiện nhiều điểm mới, nhiều nhận định sâu sắc, phản ánh tư duy, tầm nhìn mới; chỉ ra những thành tựu quan trọng và dấu ấn nổi bật, hạn chế, yếu kém…

Đồng chí Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật cho rằng trong công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Đảng, điểm mạnh đó là Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã phát huy được vai trò là trung tâm đoàn kết, có chủ trương đúng đắn, kịp thời lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, theo đồng chí việc học tập và vận dụng kinh nghiệm ở nước ngoài có lúc, có nơi chưa phù hợp, gây bức xúc, cần được Đảng, Quốc hội, Chính phủ rút kinh nghiệm sâu sắc.

Đồng chí Phạm Ngọc Thảo đề nghị bổ sung về tầm nhìn phát triển, đánh giá đúng thực chất các mối quan hệ quốc tế để có quan điểm, chính sách, phương thức, tránh bị lợi dụng, lệ thuộc, đảm bảo thực sự quyền tự chủ về kinh tế, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia. Về các chỉ tiêu, đồng chí góp ý chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo đầu người dự kiến còn thấp, không tương xứng với tốc độ bình quân của kinh tế và tình hình chung. Đồng thời, kiến nghị sửa Luật Mặt trận và ban hành một số luật kèm theo để Mặt trận phát huy tốt vai trò. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức xây dựng văn bản Luật, triển khai ngay các văn bản hướng dẫn để các Luật sớm đi vào cuộc sống.

Đồng chí Phạm Lợi, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa Xã hội góp ý: Hiện nay, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng giảm sút, nhất là trong công tác chống tham nhũng, tiêu cực. Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, đồng chí đề nghị quan tâm 3 vấn đề: Xếp loại tổ chức đảng và đảng viên phải thực chất; Công tác sinh hoạt đảng tại chi bộ; Công tác cán bộ.

Đồng chí Ngô Hữu Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc - Tôn giáo đề nghị Đảng, Nhà nước cần nhanh chóng cụ thể hóa các tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước thành thể chế về tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của đảng viên về tôn giáo, quyền tự do và chính sách pháp luật về tôn giáo; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại mới; cần nhận thức đúng về các nguyên nhân sử dụng tài nguyên kém hiệu quả, gây ảnh hưởng môi trường.

Đồng chí Nguyễn Chí Mỳ, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa Xã hội nhận xét dấu ấn của 5 năm còn chưa rõ. Do đó, đề nghị làm đậm thêm dấu ấn trong nhiệm kỳ 5 năm tới, nên bổ sung thêm, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ là nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, phải lấy văn hóa làm điểm tựa, trung tâm, làm nguồn lực cho xây dựng các chiến lược quốc gia.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với công tác Đại hội Đảng, thông qua 11 ý kiến và 28 bài đóng góp, MTTQ TP sẽ tổng hợp chuyển đến các bộ phận tiếp thu. Các ý kiến đóng góp trên tinh thần thẳng thắn và có sự chuẩn bị kỹ, công phu, toàn diện thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của các đại biểu đối với công tác lãnh đạo của Đảng, nhà nước, sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình tổ chức Đại hội Đảng; phản ánh ý chí của nhân dân và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân.

Thời gian tới, đồng chí Nguyễn Lan Hương đề nghị các đại biểu tiếp tục tham gia ý kiến góp ý chung vào văn kiện hoặc một trong những vấn đề các đại biểu thật sự tâm đắc, tâm huyết để hoàn thiện văn kiện Đại hội. Bằng nhiều kênh góp ý khác nhau, nhất là ý kiến trực tiếp của các cá nhân, các đại biểu lựa chọn hình thức phù hợp tiếp tục tham gia xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII để phản ánh được thực tiễn cuộc sống, để văn kiện thực sự là kết tinh trí tuệ của toàn dân.

Bài và ảnh PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Chính phủ đầu tiên sau cuộc cách mạng có tính lịch sử “sắp xếp lại giang sơn“

Hội nghị Chính phủ đầu tiên sau cuộc cách mạng có tính lịch sử “sắp xếp lại giang sơn“

(PNTĐ) - Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm

Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm, nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước (NSNN)… tốt hơn qua từng tháng, từng quý.