Góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch

Chia sẻ

Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Vì thế việc xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Xây dựng Đảng về đạo đức góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ những lý do cốt lõi sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức đối với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đối với xây dựng Đảng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Đạo đức là những chuẩn mực ứng xử của mỗi người với tập thể, với người khác, với bản thân, với công việc và với sự nghiệp chung, cho nên, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho mỗi cá nhân và xây dựng tổ chức về đạo đức là một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển tổ chức, xã hội văn minh, tiến bộ.

theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải có “đạo đức cách mạng”, đó là cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nó đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa cá nhân.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải có “đạo đức cách mạng”, đó là cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nó đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa cá nhân. (Ảnh: tư liệu)

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp cao cả, vĩ đại vì mục tiêu giải phóng con người, giải phóng xã hội, nhưng sự nghiệp này cũng đầy thách thức và khó khăn, đòi hỏi lực lượng lãnh đạo cách mạng phải thực sự là đội tiền phong. Cho nên, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn đạt được những mục tiêu đó thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa, họ là đại diện tiêu biểu về trí tuệ và đạo đức của cả dân tộc.

Chính vì thế, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải có “đạo đức cách mạng”, đó là cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nó đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa cá nhân. Người luôn căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần “đạo đức cách mạng”, vì không có “đạo đức cách mạng” thì không lãnh đạo được quần chúng nhân dân, không hoàn thành được sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong các bài viết, bài nói Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng “đạo đức cách mạng” trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và xây dựng Đảng.

Ngay từ ngày đầu của cách mạng Việt Nam, trong tác phẩm Đường Kách Mệnh (1927), Người đã chỉ rõ tư cách của một người cách mệnh: 1) Đối với mình phải: “Cần kiệm/Hòa mà không tư/Cả quyết sửa lỗi mình/Cẩn thận mà không nhút nhát/Hay hỏi/Nhẫn nại (chịu khó)/Hay nghiên cứu, xem xét/Vị công vong tư/Không hiếu danh, không kiêu ngạo/Nói thì phải làm/Giữ chủ nghĩa cho vững/Hy sinh/Ít lòng tham muốn về vật chất/Bí mật”[1]; 2) Đối với người phải: “Với từng người thì khoan thứ/Với đoàn thể thì nghiêm/Có lòng bày vẽ cho người/Trực mà không táo bạo/Hay xem xét người”[2]; 3) Đối với việc phải: “Xem xét hoàn cảnh kỹ càng/Quyết đoán/Dũng cảm./Phục tùng đoàn thể”[3]. Đây là những tiêu chuẩn đạo đức cách mạng cơ bản đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải có để có đủ uy tín, năng lực, bản lĩnh, trí tuệ để hoàn thành những nhiệm cách mạng.

Thực tiễn đã chứng minh rõ, người cán bộ, đảng viên không có đạo đức cách mạng thì không tổ chức được phong trào cách mạng, không truyền được cảm hứng và dẫn dắt quần chúng nhân dân thực hiện được các mục tiêu cách mạng, vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”[4].

Người ví đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên như “nguồn của sông”, “gốc của cây”, cho nên, đạo đức cách mạng chính là cội nguồn của uy tín, danh dự, là “nguồn sống” của tổ chức Đảng: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[5].

Tầm quan trọng của đạo đức cách mạng tiếp tục được Người căn dặn trong bản Di chúc: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”[6]. Những lời căn dặn thiêng liêng của Người trước lúc đi xa là tài sản quý báu của Đảng ta và của cả dân tộc.

Nhiệm vụ của Đảng là giải phóng dân tộc, giữ vững độc lập Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội, đây là sứ mệnh vẻ vang, nhân văn cao cả, do đó Đảng phải hội tụ đầy đủ những tinh hoa, trí tuệ của dân tộc và thời đại, trước hết phải là đạo đức. Nếu thiếu yếu tố này, Đảng sẽ không còn là đảng cách mệnh chân chính, không đủ uy tín, năng lực, trí tuệ để lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân.

Vì thế, xây dựng Đảng về đạo đức chính là xây dựng sức mạnh nội sinh, làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực, trí tuệ và bản lĩnh lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, xứng đáng với vị trí, vai trò và yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn cách mạng.           

Thứ hai, xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức đối với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc để người cách mạng vượt qua được căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước, với tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”.Nếu như các kỳ đại hội trước đây, Đảng ta đề cập đến xây dựng Đảng trên ba phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức, thì đến Đại hội XII của Đảng (năm 2016) lần đầu tiên Đảng ta chỉ đạo xây dựng Đảng về đạo đức: “Xây dựng Đảng trọng sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”[7] và tiếp tục được khẳng định trong Đại hội XIII của Đảng (2021) và được Đảng ta xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng ta hiện nay: “Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức”[8].

Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn ĐảngHội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Yêu cầu xây dựng Đảng về đạo đức nhằm làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân và xứng đáng với vị thế cầm quyền và lãnh đạo của Đảng ta. Trước những yêu cầu và thách thức từ thực tiễn phát triển đất nước, nếu Đảng ta không chú trọng đến xây dựng về đạo đức sẽ từng bước đánh mất niềm tin yêu của nhân dân, từng bước xa rời nhân dân và từng bước đánh mất năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.

Thứ ba, xuất phát từ tình trạng “suy thoái về đạo đức, lối sống” của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay ở nước ta.

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, ảnh hướng rất lớn đến uy tín, vị thế và năng lực cầm quyền, lãnh đạo của Đảng. Đây thực sự là một trong những nguy cơ dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vì thế ngăn chặn “suy thoái, biến chất về đạo đức, về lối sống” là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Trong thời gian qua, một số cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, đây thực sự là “mất mát” rất lớn đối với Đảng, đặc biệt là làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền. Chính vì thế, trong những nhiệm kỳ gần đây, Đảng ta đã dũng cảm, thẳng thắn chỉ rõ, “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng”[9].Trong nhiệm kỳ khoá XII, đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng, trong đó có 113 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu[10].

Trước thực trạng này, nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức nhằm từng bước đầy lùi tình trạng suy thoái, biến chất về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, lấy lại niềm tin yêu thực sự từ nhân dân. Đó cũng là cách thiết thực nhất góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

TIẾN SĨ TỐNG ĐỨC THẢO

Phó Viện trưởng Viện Thông tin khoa học

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.280.

[2] Hồ Chí Minh Sđd, t.2, tr.280.

[3] Hồ Chí Min), Sđd,, t.2, tr.281.

[4] Hồ Chí Minh, Sđd,, t.11, tr.601.

[5] Hồ Chí Minh, Sđd,, t.5, tr.292.

[6] Hồ Chí Minh, Sđd, t.15, tr.622.

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.202

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, t.II, tr.236.

[9] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.223.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.208-209.

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.