Hà Nội: Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 400 triệu đồng/người tại khối doanh nghiệp dân doanh

Chia sẻ

Ngày 31/12, theo báo cáo nhanh tình hình tiền lương năm 2021 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 của Sở Lao động, Thương binh Xã hội Hà Nội, mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần cao nhất là 400 triệu đồng/người tại khối doanh nghiệp dân doanh.

Dù chịu tác động của dịch bệnh nhưng các doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn đảm bảo lương thưởng cho người lao độngDù chịu tác động của dịch bệnh nhưng các doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn đảm bảo lương thưởng cho người lao động (Ảnh: minh hoạ)

Cụ thể, với khối công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, mức thưởng trong dịp Tết Dương lịch của các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bình quân là 900.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 3,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 400.000 đồng/người. 

Về thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, mức thưởng bình quân 3,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 23 triệu đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.

Với khối công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, dịp Tết Dương lịch, các công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước có mức thưởng bình quân là 500.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 4 triệu đồng/người; mức thưởng thấp nhất là 400.000 đồng/người. 

Dịp Tết Nhâm Dần, các doanh nghiệp có mức thưởng bình quân là 3,4 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 28,5 triệu đồng/người, mức thưởng thấp nhất là 550.000 đồng/người. 

Đối với khối doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng trong dịp Tết Dương lịch bình quân của các doanh nghiệp dân doanh là 670.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 65 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người. 

Dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp nói trên thưởng Tết cho người lao động bình quân là 3,7 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng/người, doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người. 

 

Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng trong dịp Tết Dương lịch của các doanh nghiệp này bình quân là 650.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 65 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 350.000 đồng/người. 

Dịp Tết Nguyên đán, mức thưởng bình quân của doanh nghiệp FDI dành cho người lao động là 4,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 322 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 600.000 đồng/người. 

Như vậy, so với năm 2021, tính chung, mức thưởng Tết của người lao động tại các doanh nghiệp giảm nhẹ. Tuy nhiên, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất của người lao động là 400 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh giữ nguyên như năm trước. Đáng chú ý, riêng mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất năm 2022 trong khối doanh nghiệp FDI tăng so với năm 2021 (mức cao nhất năm 2021 là 280 triệu đồng/người). 

Theo Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn song với tinh thần nỗ lực vượt khó, đa số doanh nghiệp vẫn cố gắng bảo đảm tiền lương, thưởng Tết cho người lao động. Đây là giải pháp quan trọng để người lao động yên tâm làm việc, doanh nghiệp hoạt động ổn định, qua đó góp phần bảo đảm đời sống cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.

VIỆT BÁCH

 
 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông qua mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Hà Nội thông qua mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

(PNTĐ) - Ngày 29/3, với đa số phiếu tán thành tại kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định mức phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật; quy định mức chi cho kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố.