Hệ sinh thái Tập đoàn Tuấn Ân lớn cỡ nào?

QUÁCH DƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Doanh nghiệp có liên quan đến ông Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuấn Ân vừa bị C03 khởi tố sở hữu hệ sinh thái gần 20 công ty khác nhau thể hiện tham vọng lấn sân sang mảng bất động sản và năng lượng tái tạo…

Hệ sinh thái Tập đoàn Tuấn Ân và mối quan hệ với ngành điện

Ngày 27/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (C03, Bộ Công an) khởi tố bị can đối với Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuấn Ân cùng nhiều lãnh đạo thuộc Công ty Điện lực Bình Thuận - Tổng Công ty Điện lực miền Nam để điều tra các cáo buộc Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo tìm hiểu của Báo Phụ nữ Thủ đô, Tập đoàn Tuấn Ân không có mã số thuế cụ thể mà chủ yếu liên quan đến hệ sinh thái do Huỳnh Tuấn Ân cùng người thân Huỳnh Thị Yến Phương chi phối. 

Hạt nhân của hệ sinh thái Tập đoàn Tuấn Ân là Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân cùng hàng chục công ty liên quan trực tiếp đến ông Ân và người thân trong gia đình thay nhau làm đại diện pháp luật.

Hệ sinh thái Tập đoàn Tuấn Ân có thể kể đến: Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân. Công ty Cổ phần Tuấn Ân Long An. Công ty Cổ phần Điện mặt trời Tuấn Ân. Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản Tuấn Trung, Công ty Cổ phần Tập đoàn Năng lượng Tuấn Ân. Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị điện Tuấn Ân. Công ty TNHH Tuấn Ân Khánh Hòa. Công ty TNHH Tuấn Ân Bình Dương. Công ty Cổ phần Tuấn Ân Đà Nẵng. Công ty TNHH Tuấn Ân Đồng Nai. Công ty TNHH Tuấn Ân Thái Nguyên. Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân (TNHH). Công ty TNHH Điện mặt trời Tuấn Ân Vạn Hưng. Công ty TNHH Điện mặt trời Đức Hòa…

Theo thông tin của Tập đoàn Tuấn Ân, hiện đơn vị này có 19 đơn vị thành viên, tổ chức theo mô hình Tập đoàn và mở rộng ra các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo và bất động sản.

Ở mảng thiết bị điện, Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân hưởng lợi kép khi vừa sắm vai nhà thầu đồng thời kiêm luôn vai trò nhà cung cấp sản phẩm gián tiếp cho đơn vị khác thực hiện dự án.

Ở vai nhà thầu. Theo một thống kê tham khảo, Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân đã có mặt ở khoảng gần 3.000 gói thầu khác nhau. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu khoảng hơn 1.700 tỷ đồng với tư cách độc lập hoặc liên danh.

Khách hàng chủ yếu của đơn vị này là hệ thống các các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN.

Khi ở vai trò nhà thầu, Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân chiếm ưu thế là nhà sản xuất, vì vậy, giá cả sản phẩm được cho là có sự cạnh tranh hơn so với các nhà thầu khác không trực tiếp sản xuất.

Hệ sinh thái Tập đoàn Tuấn Ân lớn cỡ nào? - ảnh 1
Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân mới đây trúng gói thầu trị giá hơn 30 tỷ đồng tại Tổng Công ty Điện lực miền Nam.

Khi không tham gia đấu thầu, Thiết bị Điện Tuấn Ân vẫn đóng vai trò là nhà cung cấp hàng hóa cho các đơn vị khác tham gia đấu thầu. Các sản phẩm chủ đạo của Thiết bị Điện Tuấn Ân có thể kể đến như phụ kiện cáp nhôm các loại, thiết bị bảo vệ trung thế, hạ thế… Có thể thấy, dù ở vai trò nào thì Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân cũng có lợi.

Về chiều dài lịch sử, Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn Ân chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH lên Công ty Cổ phần từ năm 2008. 15 năm sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp này vẫn do ông Huỳnh Tuấn Ân, sinh năm 1963 làm đại diện pháp luật.

Theo thông tin từ Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân từng có 2 lần đăng ký điều chỉnh thông tin. Đó là ngày 25/2/2016, Công ty Tuấn Ân đăng ký thông tin về người quản lý là Nguyễn Ngọc Cường, sinh năm 1973 với chức danh Giám đốc. Đến năm 2019 đánh dấu bước chuyển biến về nhân sự khi pháp nhân Huỳnh Thị Yến Phương, sinh năm 1988 thay ông Huỳnh Tuấn Ân làm người đại diện pháp luật với chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị. Cùng với đó là pháp nhân Huỳnh Thanh Vy phụ trách kế toán của Công ty.

Hệ sinh thái Tập đoàn Tuấn Ân lớn cỡ nào? - ảnh 2
Tập đoàn Tuấn Ân sở hữu hệ sinh thái gồm hàng chục công ty liên quan...

Tham vọng ở mảng năng lượng tái tạo và BĐS

Nhìn vào bức tranh hệ sinh thái của Tập đoàn Tuấn Ân có thể thấy, ngoài mũi nhọn truyền thống là sản xuất, cung cấp các sản phẩm cho ngành điện, Tập đoàn Tuấn Ân còn đặt tham vọng ở mảng năng lượng tái tạo và bất động sản (BĐS).

Ngoài ra, cấu trúc hệ sinh thái Tập đoàn Tuấn Ân đang có sự phát triển theo hướng chuyển giao thế hệ từ ông Huỳnh Tuấn Ân sang bà Huỳnh Thị Yến Phương. Đến nay, hệ hinh thái này cơ bản hình thành các nhóm gồm: Nhóm doanh nghiệp do ông Huỳnh Tuấn Ân làm đại diện pháp luật. Nhóm do bà Huỳnh Thị Yến Phương làm đại diện và nhóm còn lại do cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến gia đình ông Ân nắm giữ cổ phần chi phối.

Ở mảng năng lượng tái tạo, Tập đoàn Tuấn Ân nổi lên với các đơn vị liên quan gồm: Công ty Cổ phần Điện mặt trời Tuấn Ân, Công ty Cổ phần Tập đoàn Năng lượng Tuấn Ân, Công ty TNHH Điện mặt trời Tuấn Ân Vạn Hưng, Công ty TNHH Điện mặt trời Đức Hòa…

Trong đó, đáng lưu ý nhất là Dự án Điện mặt trời Tuấn Ân tại xã Cam Thịnh Tây, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có công suất thiết kế 10MW trên diện tích 10,6ha với tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Dự án do Công ty Cổ phần Điện mặt trời Tuấn Ân làm Chủ đầu tư. Từ năm 2015 đến nay, Công ty này chỉ đăng ký thay đổi thông tin 1 lần vào ngày 15/12/2021. Nội dung thay đổi là điều chỉnh từ số chứng minh thư nhân dân sang số căn cước công dân của ông Huỳnh Tuấn Ân. Như vậy, cho đến khi bị bắt, ông Huỳnh Tuấn Ân vẫn giữ vai trò là người đại diện pháp luật của Nhà máy Điện mặt trời Tuấn Ân.

Ngoài Nhà máy điện tại Cam Thịnh Tây, những đơn vị khác hoạt động trong mảng năng lượng tái tạo của Tập đoàn Tuấn Ân như Công ty Cổ phần Tập đoàn Năng lượng Tuấn Ân, Công ty TNHH Điện mặt trời Tuấn Ân Vạn Hưng, Công ty TNHH Điện mặt trời Đức Hòa… chưa thấy nhiều thông tin cũng như các dự án nổi bật.

Ở lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn Tuấn Ân sử dụng “cánh tay nối dài” là một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản Tuấn Trung. Tuy nhiên, hiện không có nhiều thông tin về các dự án bất động sản liên quan đến Công ty Tuấn Trung cũng như hệ sinh thái Tuấn Ân.

Tin cùng chuyên mục

Đến 2/9/2025, hoàn thành bổ cập nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch

Đến 2/9/2025, hoàn thành bổ cập nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch

(PNTĐ) - Sáng 2/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra tiến độ Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và thực hiện các biện pháp làm sạch sông Tô Lịch.
Huyện Gia Lâm kiên quyết thu hồi đất, sớm bàn giao mặt bằng

Huyện Gia Lâm kiên quyết thu hồi đất, sớm bàn giao mặt bằng

(PNTĐ) - Thực hiện dự án Dự án mở rộng cơ sở đào tạo Học viện Phụ nữ Việt Nam có diện tích đất nằm trên địa bàn 2 xã Dương Xá và Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, với tổng diện tích hơn 3,5ha, UBND huyện Gia Lâm thực hiện quy trình thu hồi đất của 98 hộ gia đình đều nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, hiện chỉ còn duy nhất 1 hộ thuê đất để canh tác là chưa nhận tiền hỗ trợ và bàn giao mặt bằng khiến cho việc thực hiện dự án có nguy cơ trễ.
Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, giúp dân tộc Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, giúp dân tộc Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284-KH/TU ngày 29/11/2024 về việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” trong toàn Đảng bộ thành phố.