Hoàn Kiếm: Đối thoại giữa chính quyền và nữ lao động nhập cư

Chia sẻ

Sáng ngày 26/12, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị Đối thoại với chính quyền địa phương về tiếp cận chính sách an sinh xã hội cho lao động nữ nhập cư trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Toàn cảnh buổi đối thoạiToàn cảnh buổi đối thoại

Buổi đối thoại có sự tham gia của 60 chị em lao động nhập cư tại 2 phường: Chương Dương và Phúc Tân. Với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cùng sự tham gia của đại diện lãnh đạo các ban, ngành của quận, phường, buổi đối thoại đã góp phần rút ngắn khoảng cách và giải đáp nhiều vướng mắc của nữ lao động nhập cư.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội chủ trì buổi đối thoạiĐồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội chủ trì buổi đối thoại

Hà Nội là 1 trong 12 tỉnh, thành có tỷ suất di cư thuần dương với 231 nghìn người. Trong đó, Hoàn Kiếm là địa bàn có đông lao động nhập cư (LĐNC), tập trung tại các phường Phúc Tân, Chương Dương, và hầu hết là nữ. Các chị chủ yếu là lao động phổ thông, làm các công việc như giúp việc gia đình, rửa bát, bốc vác, vận chuyển hàng hóa tại các chợ, phụ bán hàng… Nhóm lao động này ít được tiếp cận các thiết chế văn hóa, các thông tin tuyên truyền do thường xuyên phải lao động, làm việc theo thời vụ nên khó quản lý về biến động nơi ở. 

Theo chị Phạm Thu Hà, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm, dù tính đến nay, trên địa bàn quận không xảy ra trường hợp bạo lực trên cơ sở giới, nhưng khó khăn khi giúp đỡ nữ LĐNC vẫn còn đó. Tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân; các chế độ, chính sách của TP, quận, phường hiện nay chủ yếu tập trung chăm lo cho công dân KT1, KT2 đến đã ăn ở thường xuyên và nằm trong diện quản lý của công an…

Nữ lao động nhập cư lắng nghe phổ biến các bất cập còn gây trở ngại cùng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các chị emNữ lao động nhập cư lắng nghe phổ biến các bất cập còn gây trở ngại cùng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các chị em.

Bởi vậy, để giúp nữ LĐNC tiếp cận được với hệ thống an sinh xã hội và tham gia các hoạt động của cộng đồng sở tại, điều đầu tiên – không gì khác là chủ động quan tâm và tạo điều kiện để các chị em cởi mở, tin tưởng. Đi tiên phong trong việc làm này chính là tổ chức Hội Phụ nữ.

Trong những năm qua, các nữ LĐNC trên địa bàn quận Hoàn Kiếm luôn được các cấp Hội LHPN quận quan tâm, và tạo điều kiện như bất kỳ hội viên phụ nữ nào. 

“Vừa qua, chúng tôi ra mắt Chi hội Phụ nữ lao động di cư với 32 hội viên tại phường Phúc Tân; Tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền địa phương với nữ LĐNC 2 phường Phúc Tân và Chương Dương. Chị em nhập cư cũng chính là một trong những đối tượng đầu tiên được hỗ trợ, thăm hỏi do ảnh hưởng dịch Covid-19. Các buổi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý, tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại…, Quận Hội đều cố gắng mời các chị em LĐNC tham gia đông đủ để trang bị thêm kiến thức bảo vệ và lên tiếng cho sự bình đẳng của chính mình”, đồng chí Trịnh Thị Huệ, Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàn Kiếm cho biết.

Nữ lao động nhập cư bày tỏ khó khăn trong việc sử dụng nước sạchNữ lao động nhập cư bày tỏ khó khăn trong việc sử dụng nước sạch.

Tại buổi đối thoại, 60 nữ lao động nhập cư thuộc 2 phường: Phúc Tân và Chương Dương đã nêu những ý kiến liên quan đến sức khoẻ sinh sản, sử dụng nước sạch; chính sách bảo hiểm y tế; chính sách hỗ trợ người khuyết tật, khó khăn về nhà trọ; bán hàng bị các đối tượng gây khó khăn… 

Đại diện Công ty nước số 3 Hà Nội giải đáp và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nữ lao động nhập cưĐại diện Công ty CP Sản xuất Kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội giải đáp và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nữ lao động nhập cư.

Đại diện các cơ quan như: Trung tâm Y tế quận, Ngân hàng chính sách xã hội quận, Công ty nước sạch, Công an quận, Bảo hiểm xã hội quận cùng đại diện một số chủ nhà trọ đã tiếp thu ý kiến và trả lời thắc mắc của các nữ lao động nhập cư. Đồng thời, cung cấp thông tin giải đáp chính sách với nữ lao động nhập cư những quy định của pháp luật về một số chính sách an sinh xã hội đã và đang triển khai, phổ biến những quy định pháp luật về quyền và trách nhiệm công dân, về thực hiện an ninh trật tự, văn minh đô thị... Từ đó giúp nữ lao động nhập cư tiếp cận chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt những quy định tại nơi tạm cư...

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác cơ quan Hội LHPN Hà Nội dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bắc Sơn

Đoàn công tác cơ quan Hội LHPN Hà Nội dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bắc Sơn

(PNTĐ) -  Chiều 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn công tác cơ quan Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Kim Anh, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trường đoàn cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội dâng đã tới thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Tượng đài Bắc Sơn (quận Ba Đình, Hà Nội) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà lưu niệm Đại tướng.
Hơn 200 người lao động được giải đáp về “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc“

Hơn 200 người lao động được giải đáp về “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc“

(PNTĐ) - Ngày 3/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc” với sự tham gia của hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Oai.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tham gia chiến dịch Điện Biên

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tham gia chiến dịch Điện Biên

(PNTĐ) - Sáng 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn Thị xã Sơn Tây.